Đáp án module 4 môn KHTN THCS – Môn Khoa học Tự nhiên THCS
Bài viết cùng chủ đề:
Bài tập cuối khóa module 4 môn KHTN – Kế hoạch bài dạy module 4 môn KHTN
Bài tập cuối khóa module 4 môn KHTN 6
Nội dung 1: Những vấn đề chung về xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường
1.1. Quan niệm và ý nghĩa của xây dựng KHGD của nhà trường
Câu hỏi tương tác
1. Chọn đáp án đúng nhất
Bản kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục nhằm thực hiện chương trình giáo dục do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành được gọi là: (Lựa chọn 1 đáp án đúng nhất)
Đáp án: Kế hoạch giáo dục của nhà trường
2. Chọn cặp tương ứng bằng cách click ô bên trái và sau đó ô bên phải tương ứng
Nối cột trái với cột phải để điền những cụm từ thích hợp vào dấu (….) khi nói đến ý nghĩa của việc xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh:
Việc xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh giúp nhà trường đạt được (1)……………., Khai thác có hiệu quả (2)………………. của nhà trường; phát huy quyền tự chủ của giáo viên và tổ chuyên môn trong thực hiện chương trình, đáp ứng yêu cầu về (3)………….; đồng thời giúp thực hiện (4) …………… các hoạt động chuyên môn trong nhà trường theo hướng quản trị nhà trường.
3. Mục tiêu của việc xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường là gì?
Trả lời:
Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường bảo đảm yêu cầu thực hiện CTGDPT linh hoạt, phù hợp với điều kiện của địa phương và cơ sở giáo dục.
Phát huy tính chủ động, sáng tạo của tổ chuyên môn và GV trong việc thực hiện chương trình; khai thác, sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu thực hiện các PPDH và đánh giá theo yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực HS.
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản trị hoạt động dạy học, giáo dục của nhà trường; bảo đảm tính dân chủ, thống nhất giữa các tổ chuyên môn và các tổ chức đoàn thể, phối hợp giữa nhà trường, cha mẹ HS và các cơ quan, tổ chức có liên quan tại địa phương trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà
1.2. Yêu cầu trong xây dựng KHGD của nhà trường theo hướng phát triển PC, NL học sinh
Câu hỏi tương tác
1. Chọn đáp án đúng nhất
Phát biểu nào sau đây KHÔNG PHẢI là yêu cầu trong xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường?
Đáp án: Đảm bảo sử dụng các phương pháp phát huy tính tích cực hoạt động của người học
2. Chọn đáp án đúng nhất
Yêu cầu “Đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục của chương trình giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành” trong xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường được hiểu là:
Đáp án: Thực hiện kế hoạch vừa đáp ứng mục tiêu chương trình giáo dục cấp quốc gia, vừa đáp ứng yêu cầu về mục tiêu giáo dục của nhà trường; phù hợp với điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục của nhà trường.
3. Trả lời câu hỏi
Phân tích và lấy ví dụ minh họa cụ thể việc thực hiện yêu cầu: “Đảm bảo khai thác hiệu quả, phù hợp cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường; phù hợp năng lực nhận thức của học sinh và đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên nhà trường” trong xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường?
Trả lời:
– Đảm bảo khai thác hiệu quả, phù hợp cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường; phù hợp năng lực nhận thức của HS và đội ngũ cán bộ quản lý, GV nhà trường: Kế hoạch giáo dục của nhà trường cần được xây dựng phù hợp đặc điểm tâm sinh lí và nhận thức của HS, bối cảnh cụ thể của từng địa phương. Nhà trường cần lựa chọn nội dung, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục phù hợp, đảm bảo mục tiêu phát triển năng lực HS, phù hợp với đặc điểm HS. Đồng thời khai thác hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường trong tổ chức các hoạt động giáo dục.
– Ví dụ: Địa bàn trường tôi dạy là vùng ven: Học sinh thuần nông, nên khi xây dựng kế hoạch giáo dục cần căn cứ vào điều kiện của địa phương, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục chủ yếu là trên lớp kết hợp với xem video giới thiệu , chưa có điều kiện tham quan thực tế, tuy nhiên nhà trường cũng đã trang bị đầy đủ ti vi, máy chiếu
1.3. Xây dựng KHGD của nhà trường theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
Câu hỏi tương tác
1. Chọn cặp tương ứng bằng cách click ô bên trái và sau đó ô bên phải tương ứng
Lựa chọn và nối các bước ở cột bên trái tương ứng với các nội dung ở cột bên phải theo đúng tiến trình xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường.
2. Chọn đáp án đúng nhất
Chọn đáp án thích hợp điền vào dấu (….) khi tiến hành xây dựng khung kế hoạch thời gian thực hiện chương trình trong năm học. (Lựa chọn 1 đáp án đúng nhất)
Căn cứ vào kế hoạch thời gian năm học do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định và hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục trung học hằng năm của Sở GD&ĐT, Hiệu trưởng nhà trường tổ chức họp các thành phần liên quan để xây dựng khung kế hoạch thời gian thực hiện chương trình của từng môn học bắt buộc, môn học tự chọn, hoạt động giáo dục bắt buộc, nội dung giáo dục địa phương bảo đảm tổng số tiết/năm học quy định trong chương trình. Yêu cầu khi xây dựng cần (1) ………….., phân tích (2) ……… để thực hiện chương trình, xác định (3)………., từ đó xây dựng (4) ………….
Đáp án:
(1) Tìm hiểu chương trình giáo dục phổ thông 2018; (2) điều kiện thực tiễn nhà trường; (3) mục tiêu giáo dục của nhà trường; (4) khung thời gian thực hiện chương trình.
3. Trả lời câu hỏi
Lấy ví dụ về phân phối thời gian thực hiện chương trình một môn học cụ thể phù hợp với đặc điểm, điều kiện nhà trường nơi thầy cô công tác?
Trả lời:
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MÔN KHTN 6
Năm học: 2021-2022
Cả năm: 140 tiết
Học kì I: 72 tiết/18 tuần.
Học kì II: 68 tiết/17 tuần
HỌC KÌ I:
Tên chương | Tiết | Tên bài học | Ghi chú |
Chương I: Mở đầu về KHTN (17 tiết)
|
1, 2 | Bài 1. Giới thiệu về KHTN | |
3, 4 | Bài 2. An toàn trong phòng thực hành | ||
5 | Bài 3. Sử dụng kính lúp | ||
6,7 | Bài 4. Sử dụng kính hiển vi quang học | ||
8,9,10 | Bài 5. Đo chiều dài | ||
11, 12 | Bài 6. Đo khối lượng | ||
13 | Bài 7. Đo thời gian | ||
14, 15 | Bài 8. Đo nhiệt độ | ||
16, 17 | Tổng kết chương I | Tính vào tỉ lệ % chương 1 | |
Chương II: Chất quanh ta
( 8 tiết)
|
18 | Bài 9. Sự đa dạng của các chất | |
19, 20 | Bài 10. Các thể của chất và sự chuyển thể | ||
21,22,23,24 | Bài 11. Oxygen. Không khí
|
||
25 | Ôn tập chương II | ||
Chương III: Một số vật liệu, nguyên liệu, nhiên liệu, lương thực – thực phẩm thông dụng
( 8 tiết) |
26, 27 | Bài 12. Một số vật liệu | |
28,29 | Bài 13. Một số nguyên liệu | ||
30 | Bài 14. Một số nhiên liệu | ||
31, 32 | Bài 15. Một số lương thực, thực phẩm | ||
33 | Ôn tập chương III | ||
Ôn tập, kiểm tra giữa kỳ I
( 3 tiết)
|
34 | Ôn tập giữa kì 1. | Vật lí ( tính vào 10% ôn tập, KT) |
35, 36 | Kiểm tra giữa kỳ I. | Lí – Hóa | |
Chương IV:
Hỗn hợp, tách chất ra khỏi hỗn hợp ( 5 tiết)
|
37, 38 | Bài 16. Hỗn hợp các chất | |
39, 40 | Bài 17. Tách chất khỏi hỗn hợp | ||
41 | Ôn tập chương IV | ||
Chương V:
Tế bào ( 8 tiết)
|
42,43 | Bài 18. Tế bào – đơn vị cơ bản của sự sống | |
44,45 | Bài 19. Cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào | ||
46,47 | Bài 20. Sự lớn lên và sinh sản của tế bào | ||
48,49 | Bài 21. TH: Quan sát và phân biệt một số loại tế bào | ||
Chương VI: Từ tế bào đến cơ thể
(7 tiết)
|
50,51 | Bài 22. Cơ thể sinh vật | |
52,53 | Bài 23. Tổ chức cơ thể đa bào | ||
54,55 | Bài 24. TH: Quan sát và mô tả cơ thể đơn bào, cơ thể đa bào. | ||
56 | Ôn tập chương V +VI | ||
Chương VII: Đa dạng thế giới sống
( 38 t) HKI: 12 tiết
|
57,58 | Bài 25. Hệ thống phân loại sinh vật | |
59,60 | Bài 26. Khóa lưỡng phân | ||
61,62 | Bài 27. Vi khuẩn | ||
63,64 | Bài 28. TH: Làm sữa chua và quan sát vi khuẩn | ||
65,66 | Bài 29. Virus | ||
67,68 | Ôn tập chương 7 | ||
Ôn tập và kiểm tra học kỳ I ( 4 tiết) | 69, 70 | Ôn tập học kỳ I | Vật lí: 1T, Hóa: 01T
Vật lí ( tính vào 10% ôn tập, KT) |
71, 72 | Kiểm tra học kỳ I | Lí – Hóa – Sinh |
Phân phối thời gian thực hiện chương trình của môn KHTN tại đơn vị tôi: Do học sinh miền núi, vùng biên giới khó khăn nên việc xây dựng phân phối cần kết hợp các tiết ôn tập trước khi kiểm tra đánh giá để học sinh nắm được kiến thức.
1.4. Khung KHGD của nhà trường theo hướng phát triển PC, NL học sinh
Câu hỏi tương tác
1. Chọn đáp án đúng nhất
Ý nào sau đây KHÔNG PHẢI là một thành phần trong cấu trúc (khung) kế hoạch giáo dục của nhà trường theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh? (Lựa chọn 1 đáp án đúng nhất)
Đáp án: Kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
2. Chọn đáp án đúng nhất
Chọn 1 đáp án đúng
Lựa chọn và nối các mục ở cột bên phải phù hợp với các nội dung ở cột bên trái theo thứ tự đề mục trong gợi ý khung kế hoạch giáo dục nhà trường theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh?
Đáp án: 1-E; 2-C; 3-A; 4-B; 5-D; 6-F; 7-G
Nội dung 2: Xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn
Trao đổi về kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn
2.1. Khái niệm và ý nghĩa của việc xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn
Câu hỏi tương tác
1. Chọn các đáp án đúng
Kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn bao gồm các loại nào dưới đây?
Đáp án:
Kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục
Kế hoạch dạy học môn học
2. Chọn các đáp án đúng
Những phát biểu nào dưới đây ĐÚNG khi nói về ý nghĩa của việc xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn?
Đáp án:
Phát huy quyền tự chủ của tổ chuyên môn và của giáo viên.
Là căn cứ quan trọng để phân công nhiệm vụ cho giáo viên bộ môn.
Giúp khai thác có hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học.
3. Trả lời câu hỏi
Tính mở của chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã gây ra khó khăn/lúng túng gì cho tổ bộ môn trong xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn?
Trả lời:
– Chỉ quy định số tiết/ năm học nên việc sắp xếp bố trí giáo viên dạy dạy cuốn chiếu hay dạy song song đều gặp khó khăn.
– Trong chương trình không có thời lượng cho tiết ôn tập trước khi kiểm tra. với học sinh lớp 6, lại ở khu vực trung du miền núi nếu không ôn tập để tổng hợp kiến thức thì các em khó có thể hoàn thành tốt bài kiểm tra.
2.2. Các yêu cầu đối với xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn
Câu hỏi tương tác
1. Chọn các đáp án đúng
Khi xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn cần thực hiện những yêu cầu nào dưới đây?
Đáp án:
Xây dựng dựa trên các căn cứ pháp lý cụ thể và các kế hoạch cấp cao hơn
Dựa trên việc phân tích đặc điểm tình hình của tổ chuyên môn và của nhà trường
Chú trọng đến sự thống nhất với các môn học và hoạt động giáo dục khác
2. Chọn cặp tương ứng bằng cách click ô bên trái và sau đó ô bên phải tương ứng
Nối các cột bên trái với nội dung bên phải để có nội dung phù hợp với các nguyên tắc khi xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn
2.3. Vai trò của giáo viên trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn
Câu hỏi tương tác
1. Chọn đáp án đúng nhất
Phát biểu sau đây đúng hay sai: “Tất cả các giáo viên bộ môn đều có thể tham gia vào việc xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn”
Đáp án: Đúng
2. Chọn các đáp án đúng
Vai trò của giáo viên bộ môn trong xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn thể hiện qua những công việc nào dưới đây?
Đáp án:
Tham gia xây dựng, đóng góp ý kiến để để hoàn thiện kế hoạch
Cụ thể hóa thành kế hoạch cá nhân theo nhiệm vụ được phân công để thực hiện
3. Trả lời câu hỏi
Giáo viên có vai trò như thế nào trong việc xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục môn học?
Trả lời:
Giáo viên tham gia thảo luận đóng góp ý kiến cho việc xây dựng Kế hoạch tổ chuyên môn. Giáo viên là người trực tiếp thực hiện các kế hoạch của tổ sau khi đã được ban giám hiệu phê duyệt.
2.4. Cấu trúc kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn và ví dụ
Câu hỏi tương tác
1. Chọn các đáp án đúng
Phần đặc điểm tình hình trong kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn cần trình bày những nội dung nào dưới đây?
Đáp án:
Đặc điểm học sinh, đội ngũ giáo viên
Phòng học bộ môn
Thiết bị dạy học
2. Trả lời câu hỏi
Kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn cần thể hiện được các nội dung chính nào? Đâu là nội dung quan trọng nhất?
Trả lời:
Gồm:
+ Đặc điểm tình hình về đội ngũ giáo viên, số lượng học sinh, phòng học bộ môn
+ Kế hoạch dạy học gồm phân phối chương trình, kiểm tra định kỳ
+ Nội dung khác
Trong đó phần: Kế hoạch dạy học gồm phân phối chương trình, kiểm tra định kỳ là quan trọng nhất
2.5. Cách thức xây dựng KHGD của tổ chuyên môn
Câu hỏi tương tác
1. Chọn cặp tương ứng bằng cách click ô bên trái và sau đó ô bên phải tương ứng
Sắp xếp các bước dưới đây theo thứ tự phù hợp của quy trình xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn
Đáp án:
2. Chọn cặp tương ứng bằng cách click ô bên trái và sau đó ô bên phải tương ứng
Nối các bước và nội dụng phù hợp với các bước đó trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn:
Đáp án:
3. Trả lời câu hỏi
Các công việc cần thực hiện trong bước Xây dựng phân phối chương trình các khối lớp là gì? Công việc nào là khó khăn nhất với tổ chuyên môn? Tại sao?
Trả lời:
– Bước 1: Phân tích chương trình để xác định các mạch nội dung theo khối lớp trong chương trình và thời lượng của từng mạch nội dung/ tổng số tiết của chương trình để xác định số tiết cho từng mạnh nội dung.
– Bước 2: Phân tích các mạch nội dung để xác định chủ đề, yêu cầu cần đạt của từng chủ đề và phân chia thời lượng cho từng chủ đề.
– Bước 3. Xác định thiết bị dạy học
– Bước 4. Xác định nội dung kiểm tra, đánh giá định kì
– Bước 5. Xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục
– Bước 6. Xây dựng kế hoạch cho các nội dung khác (nếu có)
Khó khăn nhất là bước 1: Do đặc thù từng bộ môn, tổ chuyên môn khó tổng hợp. Phụ thuốc vào sự chỉ đạo của phòng giáo dục sở tại
Nội dung 3: Xây dựng kế hoạch giáo dục của giáo viên
3.1. Quan niệm và vai trò của KHGD của giáo viên
Câu hỏi tương tác
1. Chọn đáp án đúng nhất
Kế hoạch giáo dục của giáo viên là
Đáp án:
Sự cụ thể hóa nội dung và cách thức triển khai tất cả các công việc sẽ làm trong năm học của mỗi GV nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển của tổ chuyên môn và của nhà trường
2. Chọn đáp án đúng nhất
Chọn đáp án SAI về vai trò của kế hoạch giáo dục của giáo viên
Đáp án: Tao sự phối hợp nhịp nhàng giữa các giáo viên trong tổ bộ môn.
3.2. Các yêu cầu khi xây dựng kế hoạch giáo dục của giáo viên
Câu hỏi tương tác
1. Chọn cặp tương ứng bằng cách click ô bên trái và sau đó ô bên phải tương ứng
Lựa chọn và nối các yêu cầu khi xây dựng kế hoạch giáo dục của giáo viên ở cột bên trái tương ứng với các nội dung ở cột bên phải.
Đáp án:
2. Trả lời câu hỏi
Việc xây dựng kế hoạch giáo dục của giáo viên cần đảm bảo các yêu cầu nào? Yêu cầu nào là quan trọng nhất? Tại sao?
Trả lời:
– Đảm bảo tính pháp lí: Xây dựng KHGD của giáo viên cần theo đúng các văn bản hướng dẫn của ngành, đảm bảo các điều lệ được quy định, phù hợp và góp phần hiện thực hóa KHGD của nhà trường, của tổ chuyên môn.
– Đảm bảo tính thực tiễn: Mỗi nhà trường phổ thông được đặt trong một bối cảnh khác nhau về tình hình kinh tế xã hội, về tài chính, về nguồn lực và nhiều yếu tố khác. Vì vậy, khi xây dựng KHGD của cá nhân, GV cần phải phân tích điều kiện thực tế để xác định mục tiêu phù hợp, xác định được phương thức thực hiện khả thi và tìm kiếm nguồn hỗ trợ để thực hiện công việc hiệu quả, đáp ứng mục tiêu đề ra.
– Đảm bảo sự cụ thể, rõ ràng của nhiệm vụ, mục tiêu và kế hoạch hành động: Trong đó kế hoạch phải được xác định với tính hướng đích cao, tức là kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn hoặc thậm chí kế hoạch của từng nhiệm vụ, từng tháng, từng tuần… phải được tạo lập thật rõ ràng, nhất quán cho từng thời điểm từng giai đoạn cụ thể sao cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của mình.
– Đảm bảo tính vừa sức: Việc xây dựng KHGD của giáo viên cần đảm bảo tính vừa sức. Tính vừa sức thể hiện ở việc phân tích điểm mạnh, hạn chế và những yếu tố khác của cá nhân GV có ảnh hưởng đến mức độ và tiến độ thực hiện công việc. Vì vậy, thông qua việc lập kế hoạch cá nhân, bao gồm những nội dung chính như: xác định cụ thể những nhiệm vụ cần làm, biện pháp thực hiện công việc và thời hạn hoàn thành công việc sẽ giúp GV nhìn lại tổng thể các nhiệm vụ, khả năng hoàn thành nhiệm vụ, mức độ hoàn thành các nhiệm vụ; từ đó ưu tiên việc nào trước, việc nào sau, đệ trình xin giảm bớt nhiệm vụ nào nhằm đảm bảo mục tiêu chung của tổ chuyên môn, của nhà trường.
– Đảm bảo tính khoa học: Xây dựng KHGD của giáo viên là một hoạt động của cá nhân trong hoạt động giáo dục, những kế hoạch được đề ra cần phải dựa trên những nguyên lí, nguyên tắc của khoa học giáo dục, tùy theo từng độ tuổi, từng cấp học khác nhau mà có những lí thuyết khác nhau về hoạt động giáo dục.
– Đảm bảo tính đồng bộ và lịch sử cụ thể: Nguyên tắc này được thể hiện, KHGD của cá nhân GV phải thống nhất với KHGD chung của nhà trường, bên cạnh đó, xây dựng kế hoạch là khâu đầu tiên của hoạt động giáo dục, song khâu này là dựa vào kết quả kiểm tra đánh giá của năm học trước, vì thế, GV cần căn cứ vào tính lịch sử cụ thể của từng năm học để có kế hoạch phù hợp, cũng như huy động các nguồn lực, đề xuất các biện pháp nhằm hạn chế những bất cập của năm học trước và phát huy những điểm mạnh trong năm học tiếp theo.
Tất cả các yêu cầu này đều quan trọng như nhau, do việc xây dựng KHGD của giáo viên cần đảm bảo đầy đủ các yếu tố như trên
3.3. Cấu trúc kế hoạch giáo dục của giáo viên
Câu hỏi tương tác
1. Chọn đáp án đúng nhất
Trình tự các đề mục trong cấu trúc kế hoạch giáo dục của giáo viên trong năm học được sắp xếp theo trật tự nào dưới đây?
Đáp án:
(1) Tiêu đề, (2) Kế hoạch dạy học, (3) Nhiệm vụ dạy học và giáo dục khác
2. Trả lời câu hỏi
Trình bày các căn cứ để xây dựng kế hoạch giáo dục của giáo viên.
3.4. Cách thức xây dựng kế hoạch giáo dục của giáo viên
Câu hỏi tương tác
1. Chọn đáp án đúng nhất
Trật tự đúng trong cách thức xây dựng kế hoạch giáo dục của giáo viên là:
- Xây dựng kế hoạch giáo dục của giáo viên
- Xác định nhiệm vụ/nội dung công việc
- Đánh giá và hoàn thiện kế hoạch
- Tổ chức thực hiện
- Xác định mục tiêu, chỉ tiêu thực hiện các nội dung công việc được giao
Đáp án: 2, 1, 4, 3
2. Trả lời câu hỏi
Hãy trình bày tóm tắt quy trình xây dựng kế hoạch giáo dục của giáo viên trong năm học.
Trả lời:
Xây dựng kế hoạch dạy học các bài học và các chuyên đề lựa chọn: Ở giai đoạn này, GV căn cứ vào căn cứ vào nội dung dạy học của khối lớp được phân công đảm nhận, căn cứ vào phân phối chương trình chung đã được tổ chuyên môn thống nhất để xác định bài học, số tiết, thời điểm dạy học, thiết bị dạy học, địa điểm dạy học.
(1) Đối với tên gọi, số tiết các bài học và các chuyên đề lựa chọn cũng như trình tự sắp xếp của nó GV xác định dựa trên kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn.
(2) Để xác định thời điểm dạy học các bài học và chuyên đề lựa chọn, GV cần căn cứ vào: Khung thời gian thực hiện chương trình môn Sinh học (số tiết/tuần) và quy định về thời lượng dành cho môn Sinh học do nhà trường quy định; Thời lượng (số tiết) để dạy bài học/chuyên đề lựa chọn đã được xác định trong kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn. Khi xác định thời điểm dạy học các bài học và các chuyên đề lựa chọn cần chú ý tránh thời gian tiến hành các bài kiểm tra đánh giá định kì mà đã được xác định trong kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn. Bên cạnh đó, thời điểm dạy học đối với các chuyên đề lựa chọn cần được sắp xếp phù hợp với logic nội dung các bài học để thuận lợi cho việc tiếp nhận tri thức của học sinh.
(3) Để xác định thiết bị dạy học, GV căn cứ vào tình hình thiết bị dạy học được mô tả ở phần đặc điểm tình hình trong kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn, căn cứ đặc điểm nội dung bài học, chuyên đề lựa chọn và khả năng của bản thân trong việc thu thập, xây dựng phương tiện dạy học để xác định và liệt kê các phương tiện dạy học phù hợp.
(4) Đối với địa điểm dạy học, GV căn cứ trên đặc điểm nội dung bài học và các ý tưởng dạy học của cá nhân, căn cứ trên đặc điểm phòng học bộ môn/phòng thí nghiệm/phòng đa năng/sân chơi, bãi tập được mô tả trong kế hoạch của tổ chuyên môn để xác định và liệt kê địa điểm dạy học.
Xây dựng kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ khác (nếu có): Ngoài các nội dung trên, nếu GV được phân công hoặc có dự kiến các nhiệm vụ khác như bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu và tổ chức các hoạt động giáo dục… thì cũng cần xây dựng kế hoạch cho các nội dung này. Không có khuôn mẫu trình bày cho các nhiệm vụ này, tuy nhiên GV cần chú ý đối với kế hoạch cho mỗi nhiệm vụ cần thể hiện được mục tiêu, nội dung, thời gian, địa điểm, các phương tiện và lực lượng hỗ trợ, phối hợp (nếu có). Bên cạnh đó, GV có thể dự kiến và thể hiện rõ bằng các số liệu cụ thể về một số nhiệm vụ liên quan khác như: số tiết dự giờ, số tiết thao giảng, báo cáo chuyên đề…
Nội dung 4: Xây dựng kế hoạch bài dạy
4.1. Quan niệm và vai trò của kế hoạch bài dạy
Câu hỏi tương tác
1. Chọn các đáp án đúng
Sự khác nhau trong xây dựng kế hoạch bài dạy giữa các giáo viên đối với cùng một bài học nào đó có thể do những yếu tố nào dưới đây?
Đáp án:
Đặc điểm đối tượng học sinh.
Thiết bị dạy học và học liệu.
Kinh nghiệm dạy học của mỗi giáo viên.
2. Chọn đáp án đúng nhất
Chọn đáp án KHÔNG chính xác về vai trò của kế hoạch bài dạy
Đáp án: Mở rộng các yếu tố liên quan đến chủ đề dạy học
3. Trả lời câu hỏi
Việc xây dựng kế hoạch bài dạy có vai trò gì trong quá trình tổ chức thực hiện chương trình giáo dục môn học?
Trả lời:
– Kế hoach bài dạy là kịch bản lên lớp của mỗi giáo viên đới với học sinh và nội dung cụ thể trong một không gian và thời gian nhất định. Xây dựng kế hoạch bài dạy là giai đoạn chuẩn bị lên lớp. Hoạt động này có vai trò rất quan trọng, quyết định đến sự thành công của bài dạy.
– Việc xây dựng kế hoạch bài dạy có ý nghĩa đối với mỗi giáo viên, thể hiện ở các khía cạnh cụ thể như sau:
+ Thiết lập môi trường dạy học phù hợp.
+ Định hướng tam lí giảng dạy.
+ Giới hạn các yếu tố liên quan đến chủ đề giảng dạy.
+ Sử dụng hiệu quả kiến thức đã có.
+ Phát triển kỹ năng dạy học.
+ Sử dụng hiệu quả thời gian.
4.2. Các yêu cầu khi xây dựng kế hoạch bài dạy
Câu hỏi tương tác
1. Chọn đáp án đúng nhất
Ý nào dưới đây KHÔNG phải là yêu cầu khi xây dựng kế hoạch bài dạy theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh?
Trả lời:
Mỗi hoạt động dạy học cần đảm bảo sự rõ ràng về mục tiêu, nội dung, hình thức, địa điểm dạy học, phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá
2. Chọn đáp án đúng nhất
Trong việc xây dựng kế hoạch bài dạy, giáo viên cần thiết kế các hoạt động học tập theo hướng sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, tạo điều kiện cho học sinh được trải nghiệm, thực hành, tìm tòi, khám phá kiến thức là sự thể hiện của yêu cầu nào?
Trả lời:
Yêu cầu về việc thể hiện vai trò chủ đạo của giáo viên và tính tích cực học tập của học sinh
3. Trả lời câu hỏi
Tại sao trong tổ chức mỗi hoạt động dạy học cụ thể cần thể hiện được trình tự các hành động: chuyển giao nhiệm vụ; thực hiện nhiệm vụ học tập; báo cáo kết quả và thảo luận; kết luận về quá trình và kết quả thực hiện nhiệm vụ?
Trả lời:
Trong tổ chức mỗi hoạt động dạy học cụ thể cần thể hiện được trình tự các hành động: chuyển giao nhiệm vụ; thực hiện nhiệm vụ học tập; báo cáo kết quả và thảo luận; kết luận về quá trình và kết quả thực hiện nhiệm vụ. Đây là hệ thống hoạt động có mục đích của giáo viên nhằm đảm bảo cho học sinh chiếm lĩnh được nội dung dạy học, đạt được mục tiêu xác định
4.3. Cấu trúc kế hoạch bài dạy
Câu hỏi tương tác
1. Chọn đáp án đúng nhất
Điểm khác biệt nhất về mục tiêu của kế hoạch bài dạy theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh so với kế hoạch bài dạy hiện hành là:
Đáp án:
xác định được yêu cầu cần đạt và mục tiêu về phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh
2. Tích chọn vào ô có đáp án đúng dưới bảng câu hỏi
Cho biết tính chất đúng, sai trong mỗi phát biểu dưới đây về cấu trúc của kế hoạch bài dạy.
Câu hỏi | Câu trả lời | |
Đúng | Sai | |
Khi phát biểu mục tiêu Năng lực Khoa học tự nhiên: cần chỉ rõ đến từng biểu hiện hành vi của thành tố năng lực. ĐÚNG | X | |
Hoạt động khởi động mang tính chất tạo tâm thế vui vẻ nhằm khởi đầu cho quá trình học tập. SAI | X | |
Hoạt động Vận dụng được thực hiện đối với những bài hoặc nhóm bài có nội dung phù hợp và học sinh thực hiện ở ngoài lớp học. SAI | X | |
Nhiệm vụ trong hoạt động Vận dụng có thể là giao cho học sinh giải các bài tập mức độ vận dụng cao (bài tập khó). SAI | X | |
Mỗi hoạt động dạy học cần xác định rõ: Mục tiêu, nội dung, sản phẩm và tiến trình tổ chức hoạt động. ĐÚNG | X |
3. Trả lời câu hỏi
Điểm khác biệt giữa khung kế hoạch bài dạy ban hành theo công văn 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18 tháng 12 năm 2020 với Khung kế hoạch bài dạy trong công văn 5555 là gì?
Trả lời:
Điểm khác biệt:
* Cấu trúc kế hoạch bài dạy ban hành theo công văn 5512/BGDĐT- GDTrH ngày 18 tháng 12 năm 2020 có 4 hoạt động:
– Hoạt động 1: Khởi động/mở đầu/xác định vấn đề…
– Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới/giải quyết vấn đề…
– Hoạt động 3: Luyện tập
– Hoạt động 4: Vận dụng
* Cấu trúc kế hoạch bài dạy trong công văn 5555 có 5 hoạt động:
– Hoạt động 1: Khởi động/mở đầu/xác định vấn đề…
– Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới/giải quyết vấn đề…
– Hoạt động 3: Luyện tập
– Hoạt động 4: Vận dụng
– Hoạt động 5: Tìm tòi – Mở rộng
4.4. Cách thức xây dựng kế hoạch bài dạy
Câu hỏi tương tác
1. Chọn đáp án đúng nhất
Phương án sắp xếp các bước theo tiến trình hợp lí nhất của việc xây dựng kế hoạch bài dạy phát triển phẩm chất và năng lực học sinh là:
(1) Xác định chuỗi hoạt động học của kế hoạch bài dạy và mục tiêu của hoạt động
(2) Xác định mục tiêu dạy học
(3) Xây dựng các hoạt động dạy học cụ thể
Trả lời:
(2) ➟ (1) ➟ (3)
2. Chọn các đáp án đúng
Những phát biểu nào dưới đây đúng khi nói về việc xác định mục tiêu trong xây dựng kế hoạch bài dạy theo chương trình giáo dục phổ thông 2018?
Trả lời:
Căn cứ quan trọng nhất để viết mục tiêu là yêu cầu cần đạt của chủ đề/bài học.
Có thể căn cứ vào cách tổ chức hoạt động để xác định mục tiêu năng lực chung.
Không phải bài học nào cũng có thể hình thành trọn vẹn tất cả các năng lực thành phần của năng lực chung.
3. Trả lời câu hỏi
Hãy phân tích mối liên hệ của các mô đun 1, 2, 3 đã tập huấn với mô đun 4 trong bảng “Chuỗi hoạt động học của chủ đề” (Thể hiện trong Bước 2. Xác định chuỗi hoạt động học của KHBD và mục tiêu của hoạt động)
Trả lời:
4.5. Phân tích đánh giá kế hoạch bài dạy
Câu hỏi tương tác
1. Chọn đáp án đúng nhất
Các mức độ dưới đây thuộc tiêu chí nào trong các tiêu chí phân tích kế hoạch và tài liệu dạy học theo Công văn 5555/BGDĐT-GDTrH của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo?
Đáp án:
Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập.
2. Trả lời câu hỏi
Nghiên cứu kế hoạch bài dạy minh họa (đính kèm) từ đó phân tích, đánh giá theo các tiêu chí tại Công văn 5555/BGDĐT-GDTrH (theo bảng tiêu chí phân tích đi kèm), nộp bản phân tích, đánh giá lên hệ thống LMS
Trả lời:
3. Chọn các đáp án đúng
Các tiêu chí thuộc về đánh giá Kế hoạch và tài liệu dạy học (theo công văn 5555/BGDĐT-GDTrH) là:
Đáp án:
Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học được sử dụng.
Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập.
Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ chức các hoạt động học của học sinh
4.6. Phân tích video sinh hoạt chuyên môn xây dựng kế hoạch bài dạy
Câu hỏi tương tác
1. Trả lời câu hỏi
Thầy (cô) hãy cho biết các ý kiến góp ý của các thành viên tổ chuyên môn trong video tập trung vào những nội dung nào?
Trả lời:
Xây dựng kế hoạch dạy học dự án theo chủ đề siêng năng kiên trì định hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh
– Thời gian hoàn thành nên kéo dài hơn
– Bám sát quy trình dạy học, bám sát CV 5555
– Lên kế hoạch trước để GVBM tham khảo
– Lập nhóm zalo để trao đổi thảo luận
– Góp ý cho kế hoạch dạy học dự án: Các bước xây dựng dự án phù hợp, xác định được phẩm chất năng lực của chủ đề, mức độ phù hợp của thiết bị còn nêu chung chung. Chuẩn bị đầy đủ về công cụ đánh giá
2. Trả lời câu hỏi
Thầy (cô) có đề xuất gì để cải tiến quy trình tổ chức buổi sinh hoạt tổ chuyên môn và kế hoạch bài dạy trong video?
Trả lời:
Muốn sinh hoạt tổ chuyên môn có hiệu quả, trước hết phòng GD cần có công văn hướng dẫn cụ thể về thực hiện nội dung chương trình môn học trước khi tổ chức dạy.
– GVBM có trách nhiệm nghiên cứu trước nội dung của bộ môn mình phụ trách, xây dựng kế oạch.
– Tổ bộ môn cần hỗ trợ GV phụ trách xây dựng chuyên đề. GVBM góp ý thẳng thắn.
Tìm kiếm google: Đáp án module 4 môn KHTN THCS – Môn Khoa học Tự nhiên THCS; đáp án modun 4; đáp án mô đun 4 môn khtn; Đáp án module 4 môn KHTN THCS – Môn Khoa học Tự nhiên THCS
Các bài viết khác:
Bài tập cuối khóa module 4 môn KHTN – Kế hoạch bài dạy module 4 môn KHTN
Đáp án bài tập trắc nghiệm cuối khóa module 5 chương trình tổng thể THCS
Đáp án 30 câu trắc nghiệm cuối khóa modun 3 hóa THPT
15 câu hỏi đầu vào modul 3 KHTN thcs đại trà
Liên hệ: Facebook: Sinhh Quách
Fanpage: PageHoahocthcs
♥Cảm ơn bạn đã xem: Đáp án module 4 môn KHTN THCS – Môn Khoa học Tự nhiên THCS; Đáp án module 4 môn KHTN THCS – Môn Khoa học Tự nhiên THCS; Đáp án module 4 môn KHTN THCS – Môn Khoa học Tự nhiên THCS; Đáp án module 4 môn KHTN THCS – Môn Khoa học Tự nhiên THCS; Đáp án module 4 môn KHTN THCS – Môn Khoa học Tự nhiên THCS; Đáp án module 4 môn KHTN THCS – Môn Khoa học Tự nhiên THCS; Đáp án module 4 môn KHTN THCS – Môn Khoa học Tự nhiên THCS; Đáp án module 4 môn KHTN THCS – Môn Khoa học Tự nhiên THCS; Đáp án module 4 môn KHTN THCS – Môn Khoa học Tự nhiên THCS; Đáp án module 4 môn KHTN THCS – Môn Khoa học Tự nhiên THCS; Đáp án module 4 môn KHTN THCS – Môn Khoa học Tự nhiên THCS; Đáp án module 4 môn KHTN THCS – Môn Khoa học Tự nhiên THCS; Đáp án module 4 môn KHTN THCS – Môn Khoa học Tự nhiên THCS; Đáp án module 4 môn KHTN THCS – Môn Khoa học Tự nhiên THCS; đáp án modun 4; đáp án mô đun 4 môn khtn; Đáp án module 4 môn KHTN THCS – Môn Khoa học Tự nhiên THCS; Đáp án module 4 môn KHTN THCS – Môn Khoa học Tự nhiên THCS; Đáp án module 4 môn KHTN THCS – Môn Khoa học Tự nhiên THCS; Đáp án module 4 môn KHTN THCS – Môn Khoa học Tự nhiên THCS; Đáp án module 4 môn KHTN THCS – Môn Khoa học Tự nhiên THCS; Đáp án module 4 môn KHTN THCS – Môn Khoa học Tự nhiên THCS; Đáp án module 4 môn KHTN THCS – Môn Khoa học Tự nhiên THCS; Đáp án module 4 môn KHTN THCS – Môn Khoa học Tự nhiên THCS; Đáp án module 4 môn KHTN THCS – Môn Khoa học Tự nhiên THCS; Đáp án module 4 môn KHTN THCS – Môn Khoa học Tự nhiên THCS; Đáp án module 4 môn KHTN THCS – Môn Khoa học Tự nhiên THCS; Đáp án module 4 môn KHTN THCS – Môn Khoa học Tự nhiên THCS; Đáp án module 4 môn KHTN THCS – Môn Khoa học Tự nhiên THCS;