Tính chất hóa học của Crom và hợp chất crom cần lưu ý và nắm vững trong chương trình môn hóa học lớp 12. Mời các quý bạn đọc cùng tham khảo nhé.!
Tính chất hóa học của Crom và hợp chất crom
Các bài viết trước:
1. Trong các hợp chất, crom có số oxi hóa từ +1 → +6, thường gặp là +2, +3 và +6.
Ví dụ: CrO, Cr2O3, CrCl3, Cr2O7, ….
2. Crom tác dụng được với flo ngay điều kiện nhiệt độ thường:
2Cr + 3F2 → 2CrF3
3. Crom tác dụng với S, Cl2, O2 cần đun nóng tạo thành Cr2S3, CrCl3 và Cr2O3
2Cr + 3S → Cr2S3
2Cr + 3Cl2 → 2CrCl3
4Cr + 3O2 → 2Cr2O3
4. Crom hoạt động hóa học mạnh hơn sắt và kém hơn kẽm. Vậy tính kim loại và mức độ hoạt động trong dạy hoạt động hóa học: Zn > Cr > Fe
5. Crom bền với nước và không khí (điều chế thép không gỉ), do có lớp oxit bảo vệ không cho tiếp xúc với bề mặt Crom (giống như kim loại Nhôm)
6. Crom tan trong HCl loãng nóng, H2SO4 loãng nóng tạo muối Cr2+.
Cr + 2HCl → CrCl2 + H2
Cr + H2SO4 → CrSO4 + H2
7. Giống như Sắt, Nhôm, Crom cũng thụ động trong H2SO4 đặc nguội và HNO3 đặc nguội.
8. CrO3 là oxit axit, màu đỏ thẫm. Tác dụng với nước cho hỗn hợp axit H2CrO4 và H2Cr2O7, những axit này không tách ra ở dạng tự do.
CrO3 + H2O → H2CrO4
2CrO3 + H2O → H2Cr2O7
– CrO3 có tính oxi hóa mạnh, một số chất như (S, P, C, NH3, C2H5OH) bốc cháy ngay điều kiện thường khi tiếp xúc với CrO3:
3S + 4CrO3 → 3SO2 + 2Cr2O3
2NH3 + CrO3 → N2 + 3H2O + Cr2O3
9. Cr2O3 là oxit lưỡng tính, màu lục thẫm, không tan trong nước, không tan trong dung dịch kiềm như NaOH loãng. Vì vậy Cr2O3 là một oxit lưỡng tính nhưng lại kém hơn Al2O3 về độ axit.
Cr2O3 chỉ tan trong các dung dịch HCl, H2SO4 loãng; NaOH đặc khi ở nhiệt độ cao.
Cr2O3 + 2KOH ⇔ 2KCrO2 + H2O
– CrO3 là chất kém bền: 4CrO3 → 2Cr2O3 + 3O2.
10. Cr(OH)3 là hidroxit lưỡng tính, màu lục xám, không tan trong nước. Tan trong axit và kiềm loãng tạo muối Cr3+.
2Cr(OH)3 + 6HCl → 2CrCl3 + 6H2O
Cr(OH)3 + NaOH → NaCrO2 + 2H2O
– Cr(OH)3 là một oxit kém bền và dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao: 2Cr(OH)3 → Cr2O3 + 3H2O
11. Ion Cr3+ trong dung dịch vừa có tính oxi hóa (môi trường axit) và tính khử (môi trường kiềm).
Ví dụ:
- Trong môi trường axit: Zn + CrCl3 → ZnCl2 + CrCl2.
- Trong môi trường kiềm: NaCrO2 + Br2 + NaOH → Na2CrO4 + NaBr + H2O
12. Các muối CrO4(2-) và Cr2O7(2-) có tính oxi hóa mạnh, đặc biệt trong môi trường axit; khi đó Cr(VI) bị khử về Cr(III): Muối CrO4(2-) có màu vàng, Cr2O7(2-) có màu da cam. Hai muối này luôn ở dạng cân bằng với nhau trong dung dịch.
- Khi thêm H+, CrO4(2-) ⇒ muối Cr2O7(2-).
- Khi thêm OH-, Cr2O7(2-) ⇒ CrO4(2-).
Tính chất hóa học của Crom và hợp chất crom, Tính chất hóa học của Crom và hợp chất crom, Tính chất hóa học của Crom và hợp chất crom, Tính chất hóa học của Crom và hợp chất crom, Tính chất hóa học của Crom và hợp chất crom.
Thẻ: Tính chất hóa học của Crom và hợp chất crom, Tính chất hóa học của Crom, Crom và hợp chất crom, Crom.
Các tài liệu tham khao thêm:
Chuyên đề nguyên tử nguyên tố hóa học
Bột màu trắng mà các vận động viên hay xoa lên tay trước khi thi đấu có tác dụng và thành phần gì?