Sự khác nhau giữa tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết
C. Hoạt động luyện tập
1. Vai trò của các tuyến nội tiết đối với sự sinh trưởng phát triển của cơ thể người:
Bảng 27.1. Vai trò của các tuyến nội tiết
STT | Tuyến nội tiết | Vị trí | Vai trò |
1 | |||
2 | |||
3 | |||
4 |
2. Sự khác nhau giữa tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết
Bảng 27.2. Sự khác nhau về cấu tạo và chức năng giữa tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết
Đặc điểm | tuyến nội tiết | tuyến ngoại tiết |
cấu tạo | ||
chức năng |
3. Thảo luận các nội dung:
– Sự giống và khác nhau về đặc điểm dậy thì của nam và nữ.
– Vai trò của hoocmon sinh dục đối với tuổi dậy thì.
4. Tìm hiểu các bệnh do rối loạn nội tiết gây ra
– tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng chống bệnh ưu năng tuyến giáp.
– tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng chống bệnh tiểu đường
– tham gia tìm hiểu các đặc điểm giới tính ở nam và nữ tuổi dậy thì
Trả lời:
1. Vai trò của các tuyến nội tiết đối với sự sinh trưởng phát triển của cơ thể người
STT | Tuyến nội tiết | Vị trí | Vai trò |
1 | tuyến yên | nằm ở nền sọ, liên quan đến vùng dưới đồi | tiết hoocmon điều hòa, chi phối hoạt động của các tuyến nội tiết khác |
2 | tuyến giáp | phía trước sụn giáp | tham gia trao đổi chất và điều hòa chất trong tế bào |
3 | tuyến tụy | nằm trong tụy | điều hòa lượng đường trong máu |
4 | tuyến trên thận | nằm trên thận | điều hòa lượng đường, kali, natri trong máu; đặc tính sinh lí nam; điều hòa hoạt động tim mạch và hô hấp |
5 | tuyến sinh dục | trong buồng trứng (nữ), trong tinh hoàn (nam) | điều hòa hoạt động biến đổi tuổi dậy thì, sinh lí nam và nữ |
Đặc điểm | tuyến nội tiết | tuyến ngoại tiết |
Cấu tạo | hoocmon đổ vào máu và đi khắp cơ thể | chất tiết đổ vào ống dẫn và tới cơ quan đích |
chức năng | điều hòa các quá trình trao đổi chất, các hoạt động sống của cơ thể | bài tiết, tiêu hóa |
* Tuổi dậy thì:
CON TRAI
Tuổi dậy thì của con trai thường bắt đầu từ 9 tuổi với các biểu hiện thay đổi rõ rệt cả về thể lực, sinh lý và sinh lý. Cụ thể như sau:
Những thay đổi về thể chất, thể lực:
– Ngực và vai phát triển, nở rộng hơn rõ rệt
– Tăng chiều cao nhanh chóng, nhiều nhất có thể lên tới 8 – 13cm/năm.
– Bắt đầu có hiện tượng mọc râu
– Xuất hiện mụn trứng cá – dấu hiệu rất đặc trưng và hầu hết đều gặp phải ở tuổi dậy thì.
– Có mùi cơ thể đặc trưng.
– Thay đổi về giọng nói trở nên trầm hơn hoặc giọng ồm ồm.
Những thay đổi về sinh lý:
– Kích thước bộ phận sinh dục phát triển hơn và bắt đầu chức năng hoạt động, sinh sản.
– Nam giới thường xuyên gặp phải “giấc mơ ướt” hay còn được gọi là hiện tượng mộng tinh.
– Bắt đầu có tinh dịch xuất hiện. Trong tinh dịch chứa tinh trùng do tinh hoàn sinh ra và nằm trong túi tinh.
– Có xuất tinh ngoài ý muốn, thường là xuất tinh ban đêm với hiện tượng mộng tinh.
CON GÁI
Cũng như dậy thì ở nam, dậy thì ở nữ giới cũng có những thay đổi rõ rệt về thể chất và tâm sinh lý. Ngoài những điểm tương đồng về thể chất và tâm lý chung của tuổi dậy thì, những biến đổi về sinh lý giữa nam và nữ hoàn toàn khác nhau do chức năng sinh sản và nội tiết tố riêng biệt. Cụ thể như sau:
Những thay đổi về thể chất:
– Dấu hiệu ngực phát triển rõ rệt và rất dễ nhận biết.
– Xuất hiện lông mu mọc sau đó không lâu và phát triển dần sau đó. Dần dần lông nách cũng xuất hiện, lông cứng và đen nhưng không nhiều như ở nam giới.
– Chiều cao phát triển, tăng trung bình từ 7-8 cm/năm, và đạt đỉnh điểm khi kỳ kinh đầu tiên xuất hiện. Trẻ thường dừng cao khoảng 2 năm sau khi có kinh.
– Giọng nói trong trẻo, nhẹ nhàng, cao hơn.
– Xuất hiện mụn trứng cá.
– Cơ quan sinh dục phát triển, môi lớn, môi bé, âm đạo rộng ra và dày hơn,…
* Vai trò của hoocmon sinh dục
– gây biến đổi tuổi dậy thì
– hình thành các đặc điểm sinh dục thứ phát
4.
* Ưu năng giáp là tuyến giáp tiết quá nhiều hormone trên mức sinh lý, làm nhiều bộ phận trong cơ thể bị ảnh hưởng (còn gọi là cường năng tuyến giáp). Người bệnh thường thấy mệt, tim nhanh hồi hộp, sụt cân dù vẫn ăn nhiều, da móng âm, ngón tay run, yếu cơ đùi khiến leo cầu thang khó khăn và bướu cổ có thể to hoặc lồi mắt. Đa số nguyên nhân của bệnh này là bệnh tự miễn (> 80% các trường hợp) nên không thể dự phòng nếu là nguyên nhân này. Số rất ít trường hợp còn lại có thể dự phòng khi bệnh nhân đừng lạm dụng quá nhiều hormone giáp tổng hợp.
* Bệnh tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường.
Chủ yếu là do tình trạng đề kháng insulin. Tức là tuyến tụy vẫn tiết insulin, nhưng các tế bào của cơ thể lại không chấp nhận nó. Loại này chiếm tới 90% các trường hợp mắc bệnh ĐTĐ, liên quan chủ yếu đến dinh dưỡng và lối sống không lành mạnh, thường xuất hiện ở những người trên 40 tuổi và béo phì, tuy nhiên độ tuổi mắc bệnh hiện nay đang ngày càng trẻ hóa.
Ngoài 4 triệu chứng được xem là điển hình bao gồm ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều, gầy nhiều, thì ĐTĐ còn làm xuất hiện các dấu hiệu khác như nhìn mờ, da khô, tê bì hoặc ngứa ran ở tay chân, nhiễm trùng thường xuyên hoặc các vết thương khó lành…
Từ khóa tìm kiếm google: Giải sách giáo khoa KHTN 7 | Giải bài tập KHTN 7 | Giải bài tập sách KHTN 7; Giải KHTN 7; Giải KHTN 7 Bài 27. Nội tiết và vai trò của hoocmon; Sự khác nhau giữa tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết
Các bài viết khác:
Giải sách giáo khoa KHTN 6 cánh diều
Giải sách giáo khoa KHTN 6 Kết nối tri thức
Giáo Án PPT KHTN lớp 6 Sách Kết Nối Tri Thức
Liên hệ: Facebook: Sinhh Quách
Fanpage: PageHoahocthcs
♥Cảm ơn bạn đã xem: Sự khác nhau giữa tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết; Sự khác nhau giữa tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết; Sự khác nhau giữa tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết; Sự khác nhau giữa tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết; Sự khác nhau giữa tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết; Sự khác nhau giữa tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết; Sự khác nhau giữa tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết; Sự khác nhau giữa tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết; Sự khác nhau giữa tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết; Sự khác nhau giữa tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết