PPCT Vật lý 6 giành cho các thầy cô giáo bộ môn vật lý, KHTN trường THCS tham khảo PPCT đã chỉnh sửa mới nhất và bám sát với chương trình sgk. Kính mời các quý thầy cô giáo và các bạn đọc giả cùng tham khảo nhé.!
PPCT Vật lý 6
Các bài viết trước:
UBND HUYỆN ……
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO |
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH
MÔN: VẬT LÍ – LỚP 6
Năm học: 2020-2021
Cả năm: 35 tuần (35tiết)
Học kì I: 18 tuần (18 tiết)
Học kì II: 17 tuần (17 tiết)
HỌC KÌ I
Tiết | Tên bài | Hướng dẫn thực hiện | Dạng câu hỏi, bài tập |
CHƯƠNG I: CƠ HỌC | |||
*) Kiến thức trọng tâm:
– Nêu được một số dụng cụ đo độ dài, đo thể tích với GHĐ và ĐCNN của chúng. – Nêu được khối lượng của một vật cho biết lượng chất tạo nên vật. – Nêu được ví dụ về tác dụng đẩy, kéo của lực. – Nêu được VD về tác dụng của lực làm vật biến dạng hoặc biến đổi chuyển động (nhanh dần, chậm dần, đổi hướng). – Nêu được ví dụ về một số lực. – Nêu được ví dụ về vật đứng yên dưới tác dụng của hai lực cân bằng và chỉ ra được phương, chiều, độ mạnh yếu của hai lực đó. – Nhận biết được lực đàn hồi là lực của vật bị biến dạng tác dụng lên vật làm nó biến dạng. – So sánh được độ mạnh, yếu của lực dựa vào tác dụng làm biến dạng nhiều hay ít. – Nêu được đơn vị đo lực. – Nêu được trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật và độ lớn của nó được gọi là trọng lượng. – Viết được công thức tính trọng lượng P = 10m, nêu được ý nghĩa và đơn vị đo P, m. – Phát biểu được định nghĩa khối lượng riêng (D), trọng lượng riêng (d) và viết được công thức tính các đại lượng này. Nêu được đơn vị đo khối lượng riêng và đo trọng lượng riêng. – Nêu được cách xác định khối lượng riêng của một chất. – Nêu được các máy cơ đơn giản có trong các vật dụng và thiết bị thông thường. – Nêu được tác dụng của máy cơ đơn giản là giảm lực kéo hoặc đẩy vật và đổi hướng của lực. Nêu được tác dụng này trong các ví dụ thực tế. *) Kĩ năng: – Xác định được GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo độ dài, đo thể tích. – Xác định được độ dài trong một số tình huống thông thường. – Đo được thể tích một lượng chất lỏng. Xác định được thể tích vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ, bình tràn. – Đo được khối lượng bằng cân. Đo được lực bằng lực kế. – Vận dụng được công thức P = 10m. – Tra được bảng khối lượng riêng của các chất. – Vận dụng được các công thức và để giải các bài tập đơn giản. – Sử dụng được máy cơ đơn giản phù hợp trong những trường hợp thực tế cụ thể và chỉ rõ được lợi ích của nó.
|
|||
1 | Bài 1 + 2: Đo độ dài | – Kiến thức trọng tâm: Nêu được một số dụng cụ đo độ dài với GHĐ và ĐCNN của chúng.
– Nội dung điều chỉnh + Bài 1: Mục I HS tự học; Bài 2: Mục II HS tự học có hướng dẫn |
– Xác định được GHĐ, ĐCNN của dụng cụ đo độ dài.
– Xác định được độ dài trong một số tình huống thông thường. |
2 | Bài 3: Đo thể tích chất lỏng | – Kiến thức trọng tâm: Nêu được một số dụng cụ đo thể tích với GHĐ và ĐCNN của chúng.
– Nội dung điều chỉnh: Mục (I) HS tự ôn tập. |
– Xác định được GHĐ, ĐCNN của dụng cụ đo thể tích.
– Đo được thể tích một lượng chất lỏng. |
3 | Bài 4: Đo thể tích vật rắn không thấm nước | – Nội dung điều chỉnh
+ Mục II. Vận dụng HS tự học có hướng dẫn |
– Xác định được thể tích của vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ, bình tràn. |
4 | Bài 5: Khối lượng. Đo khối lượng | – Kiến thức trọng tâm: Nêu được khối lượng của một vật cho biết lượng chất tạo nên vật.
– Giảm tải (theo BGD&ĐT): Bỏ mục II.1; Mục II.2 thay bằng tìm hiểu cân đồng hồ. |
– Đo được khối lượng bằng cân. |
5 | Bài 6: Lực. Hai lực cân bằng | – Kiến thức trọng tâm:
+ Nêu được ví dụ về tác dụng đẩy, kéo của lực. + Nêu được ví dụ về vật đứng yên dưới tác dụng của hai lực cân bằng và chỉ ra được phương, chiều, độ mạnh yếu của hai lực đó. – Nội dung điều chỉnh + Mục IV. Vận dụng HS tự học có hướng dẫn |
– Lấy ví dụ về tác dụng đẩy, kéo của lực.
– Lấy và phân tích ví dụ về vật đứng yên dưới tác dụng của hai lực cân bằng. |
6 | Bài 7: Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực | – Kiến thức trọng tâm: Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm vật biến dạng hoặc biến đổi chuyển động (nhanh dần, chậm dần, đổi hướng).
– Nội dung điều chỉnh + Mục III. Vận dụng HS tự học có hướng dẫn |
– Lấy ví dụ về tác dụng của lực làm vật biến dạng hoặc biến đổi chuyển động. |
7 | Bài 8: Trọng lực. Đơn vị lực | – Kiến thức trọng tâm:
+ Nêu được trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật và độ lớn của nó được gọi là trọng lượng. + Nêu được đơn vị đo lực. – Mục III. Vận dụng HS tự học có hướng dẫn |
– Khái niệm, phương và chiều của trọng lực.
– Đơn vị đo lực. |
8 | Ôn tập giữa học kì I | ||
9 | Kiểm tra giữa học kì I | ||
10 | Bài 9: Lực đàn hồi | – Kiến thức trọng tâm:
+ Nhận biết được lực đàn hồi là lực của vật bị biến dạng tác dụng lên vật làm nó biến dạng. + So sánh được độ mạnh, yếu của lực dựa vào tác dụng làm biến dạng nhiều hay ít. + Nêu được ví dụ về một số lực. |
– Nhận biết lực đàn hồi.
– Lấy ví dụ về lực đàn hồi và phân tích. |
11 | Bài 10: Lực kế. Phép đo lực. Trọng lượng và khối lượng | – Kiến thức trọng tâm:
Viết được hệ thức P = 10m, nêu được ý nghĩa và đơn vị đo P, m. |
– Vận dụng được CT: P = 10m.
– Đo được lực bằng lực kế. |
12 | Bài 11: Khối lượng riêng. Trọng lượng riêng | – Kiến thức trọng tâm:
+ Phát biểu được định nghĩa khối lượng riêng, trọng lượng riêng và viết được công thức tính khối lượng riêng, trọng lượng riêng + Nêu được đơn vị đo khối lượng riêng, trọng lượng riêng – Giảm tải (theo BGD&ĐT): Bỏ mục III. |
– Tra được bảng khối lượng riêng của các chất.
– Vận dụng công thức tính khối lượng riêng để giải một số bài tập đơn giản.
|
13,14,15 | Bài 13: Máy cơ đơn giản | – Kiến thức trọng tâm:
+ Tác dụng của máy cơ đơn giản. + Nêu được các máy cơ đơn giản có trong vật dụng và thiết bị thông thường. + Nêu được tác dụng này trong các VD thực tế. – Nội dung điều chỉnh + Tích hợp với bài 14,15,16 thành 1 chủ đề |
– Nhận biết các máy cơ đơn giản: trong thực tế hay tranh ảnh, mẫu vật
– Sử dụng được mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc phù hợp trong những trường hợp thực tế cụ thể và chỉ rõ lợi ích của nó. |
– Kiến thức trọng tâm:
+ Nêu được tác dụng của mặt phẳng nghiêng là giảm lực kéo hoặc đẩy vật và đổi hướng của lực. + Nêu được tác dụng này trong các VD thực tế. – Nội dung điều chỉnh + Tích hợp với bài 13,15,16 thành 1 chủ đề + Mục IV. Vận dụng HS tự học có hướng dẫn |
|||
– Kiến thức trọng tâm:
+ Nêu được tác dụng của đòn bẩy là giảm lực kéo hoặc đẩy vật và đổi hướng của lực. + Nêu được tác dụng này trong các VD thực tế. – Nội dung điều chỉnh + Tích hợp với bài 13,14,16 thành 1 chủ đề + Mục IV. Vận dụng HS tự học có hướng dẫn |
|||
16 | Ôn tập học kì I | – Đơn vị đo độ dài, khối lượng
– Lực: Khái niệm, hai lực cân bằng, kết quả tác dụng của lực. |
|
17 | Ôn tập học kì I | – Lực: Trọng lực, lực đàn hồi, trọng lượng riêng, khối lượng riêng.
– Máy cơ đơn giản: Tác dụng, ví dụ thực tế. |
Bài tập: Khối lượng riêng, trọng lượng riêng. |
18 | Kiểm tra cuối học kì I |
HỌC KÌ II
Tiết | Tên bài | Hướng dẫn thực hiện | Dạng câu hỏi, bài tập |
CHƯƠNG I: CƠ HỌC | |||
19 | Bài 13: Máy cơ đơn giản | – Kiến thức trọng tâm:
+ Nêu được tác dụng của ròng rọc cố định và ròng rọc động là giảm lực kéo hoặc đẩy vật và làm đổi hướng của lực. + Nêu được tác dụng này trong các VD thực tế. – Nội dung điều chỉnh – Tích hợp với bài 13,14,15thành 1 chủ đề – Mục III. Vận dụng HS tự học có hướng dẫn |
– Nhận biết các máy cơ đơn giản: trong thực tế hay tranh ảnh, mẫu vật
– Sử dụng được mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc phù hợp trong những trường hợp thực tế cụ thể và chỉ rõ lợi ích của nó. |
CHƯƠNG II: NHIỆT HỌC | |||
*) Kiến thức trọng tâm:
– Mô tả được hiện tượng nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí. – Nhận biết được các chất khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. – Nêu được ví dụ về các vật khi nở vì nhiệt, nếu bị ngăn cản thì gây ra lực lớn. – Mô tả được nguyên tắc cấu tạo và cách chia độ của nhiệt kế dùng chất lỏng. – Nêu được ứng dụng của nhiệt kế dùng trong phòng thí nghiệm, nhiệt kế rượu và nhiệt kế y tế. – Nhận biết được một số nhiệt độ thường gặp theo thang nhiệt độ Xen – xi – ut. – Mô tả được các quá trình chuyển thể: sự nóng chảy và đông đặc, sự bay hơi và ngưng tụ, sự sôi. Nêu được đặc điểm về nhiệt độ trong mỗi quá trình này. – Nêu được phương pháp tìm hiểu sự phụ thuộc của một hiện tượng đồng thời vào nhiều yếu tố, chẳng hạn qua việc tìm hiểu tốc độ bay hơi. *) Kĩ năng: – Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt để giải thích được một số hiện tượng và ứng dụng thực tế. – Xác định được GHĐ và ĐCNN của mỗi loại nhiệt kế khi quan sát trực tiếp hoặc qua ảnh chụp, hình vẽ. – Biết sử dụng các nhiệt kế thông thường để đo nhiệt độ theo đúng quy trình. – Lập được bảng theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của một vật theo thời gian. – Dựa vào bảng số liệu đã cho, vẽ được đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ trong quá trình nóng chảy của chất rắn và quá trình sôi. – Nêu được dự đoán về các yếu tố ảnh hưởng đến sự bay hơi và xây dựng được phương án thí nghiệm đơn giản để kiểm chứng tác dụng của từng yếu tố. – Vận dụng được kiến thức về các quá trình chuyển thể để giải thích một số hiện tượng thực tế có liên quan.
|
|||
20,21,
22,23 |
Bài 18: Sự nở vì nhiệt của các chất. | – Kiến thức trọng tâm:
+ Mô tả được hiện tượng nở vì nhiệt của các chất rắn. + Nhận biết được các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. – Giảm tải (theo BGD&ĐT): C5 không yêu cầu HS trả lời. – Nội dung điều chỉnh + Mục IV. Vận dụng HS tự học có hướng dẫn |
Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt của chất rắn để giải thích được một số hiện tượng và ứng dụng thực tế. |
– Kiến thức trọng tâm:
+ Mô tả được hiện tượng nở vì nhiệt của các chất lỏng. + Nhận biết được các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. – Nội dung điều chỉnh + Mục IV. Vận dụng HS tự học có hướng dẫn |
Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt của chất lỏng để giải thích được một số hiện tượng và ứng dụng thực tế. | ||
– Kiến thức trọng tâm:
+ Mô tả được hiện tượng nở vì nhiệt của các chất khí. + Nhận biết được các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau. + Nhận biết được các chất khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. – Giảm tải (theo BGD&ĐT): C8, C9 không yêu cầu HS trả lời. – Nội dung điều chỉnh + Mục IV. Vận dụng HS tự học có hướng dẫn |
Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt của chất khí để giải thích được một số hiện tượng và ứng dụng thực tế. | ||
– Kiến thức trọng tâm: Nêu được ví dụ về các vật khi nở vì nhiệt, nếu bị ngăn cản thì gây ra lực lớn.
– Giảm tải (theo BGD&ĐT): Thí nghiệm 21.1 chuyển thành TN biểu diễn. – Nội dung điều chỉnh + Mục III. Vận dụng HS tự học có hướng dẫn |
Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt để giải thích được một số hiện tượng và ứng dụng thực tế. | ||
24 | Bài 22: Nhiệt kế – Nhiệt giai (Thang nhiệt độ) – Thực hành đo nhiệt độ | – Kiến thức trọng tâm:
+ Mô tả được nguyên tắc cấu tạo và cách chia độ của nhiệt kế dùng chất lỏng. + Nêu được ứng dụng của nhiệt kế dùng trong phòng TN, nhiệt kế rượu và nhiệt kế y tế. + Nhận biết được một số nhiệt độ thường gặp theo thang nhiệt độ Xenxiut. – Giảm tải (theo BGD&ĐT): Mục 2.b, mục 3 đọc thêm |
– Xác định được GHĐ và ĐCNN của mỗi loại nhiệt kế khi quan sát trực tiếp hoặc qua ảnh chụp, hình vẽ.
– Biết sử dụng các nhiệt kế thông thường để đo nhiệt độ theo quy trình – Lập được bảng theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của một vật theo thời gian. |
25 | Bài 23: Thực hành đo nhiệt độ | – Biết sử dụng các nhiệt kế thông thường để đo nhiệt độ theo quy trình
– Lập được bảng theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của một vật theo thời gian. |
|
26 | Kiểm tra giữa học kì II | ||
27,28 | Bài 24: Sự nóng chảy và sự đông đặc | – Kiến thức trọng tâm:
+ Mô tả được quá trình nóng chảy quá trình đông đặc. + Nêu được đặc điểm về nhiệt độ trong quá trình nóng chảy và đông đặc. – Nội dung điều chỉnh + Thí nghiệm 24.1 không bắt buộc làm TN, chỉ mô tả TN và đưa ra kết quả bảng 24.1 + Bài 24 mục 1: HS tự học có hướng dẫn |
– Dựa vào bảng số liệu đã cho, vẽ được đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ trong quá trình nóng chảy của chất rắn. – Vận dụng được kiến thức về các quá trình chuyển thể để giải thích một số hiện tượng thực tế có liên quan. |
29, 30 | Bài 26: Sự bay hơi và sự ngưng tụ | – Kiến thức trọng tâm:
+ Mô tả được quá trình bay hơi của chất lỏng. + Nêu được phương pháp tìm hiểu sự phụ thuộc của một hiện tượng đồng thời vào nhiều yếu tố, chẳng hạn qua việc tìm hiểu tốc độ bay hơi. + Mô tả được quá trình chuyển thể trong sự ngưng tụ của chất lỏng. – Giảm tải (theo BGD&ĐT): Mục c, TN kiểm tra chỉ cần nêu phương án TN, còn tiến hành TN có thể cho HS thực hiện ở nhà. – Nội dung điều chỉnh + Mục 2c bài 26: Khuyến khích HS tự làm + Mục 2b bài 27: Khuyến khích HS tự làm |
– Nêu được dự đoán về các yếu tố ảnh hưởng đến sự bay hơi và xây dựng được phương án thí nghiệm đơn giản để kiểm chứng tác dụng của từng yếu tố.
– Vận dụng được kiến thức về các quá trình chuyển thể để giải thích một số hiện tượng thực tế. |
31, 32 | Bài 28: Sự sôi | – Kiến thức trọng tâm: Mô tả được sự sôi.
Nêu được đặc điểm về nhiệt độ sôi. – Giảm tải (theo BGD&ĐT): Thí nghiệm hình 28.1 chuyển thành TN biểu diễn. |
– Dựa vào bảng số liệu đã cho, vẽ được đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ trong quá trình sôi. |
33 | Ôn tập cuối năm | Định hướng nội dung ôn tập:
– Ròng rọc, đòn bẩy – Sự nở vì nhiệt của các chất |
Bài tập: Ứng dụng của sự nở vì nhiệt. |
34 | Ôn tập cuối năm | Định hướng nội dung ôn tập:
– Sự chuyển thể của các chất. – Sự sôi |
Bài tập: Giải thích một số hiện tượng thực tế về sự chuyển thể của các chất. |
35 | Kiểm tra cuối học kì II |
Tải xuống – PPCT Vật lý 6
Link tải xuống: download
Hướng dẫn tải xuống:
Đầu tiên bạn click vào link tải: download , sau đó tài liệu hiện ra ở một tab mới.
Bước 1: Bạn di chuột tới phần: Tệp
Bước 2: Bạn di chuột tới phần Tải xuống.
Bước 3: Bạn click vào Microsoft word (.docx) để tải tập tin về máy
Thẻ: PPCT Vật lý 6, PPCT Vật lý lớp 6, PPCT môn vật lý lớp 6, PPCT môn vật lý 6.
Xem thêm các bài viết khác:
Đề thi hsg môn hóa học 9 cấp huyện
Kim loại và những cái nhất, Vàng chưa phải đắt nhất.!