Kế hoạch bài dạy modul 3 môn hóa THPT giành cho giáo viên cấp THPT hiện đang bồi dưỡng modul 3 trong chương trình đổi mới sách giáo khoa năm 2018 của Bộ GD&ĐT. Mời quý thầy cô cùng tham khảo.
Kế hoạch bài dạy modul 3 môn hóa THPT
CHỦ ĐỀ: SỐ OXI HÓA VÀ PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ
(Thời gian: 4 tiết, 3 lí thuyết, 1 luyện tập)
Phần 1: NỘI DUNG BÀI HỌC – Kế hoạch bài dạy modul 3 môn hóa THPT
- SỐ OXI HÓA
Để thuận tiện cho việc nghiên cứu phản ứng oxi hóa – khử, người ta dùng số oxi hóa. Số oxi hóa của nguyên tố là một số đại số được gán cho nguyên tử của nguyên tố đó theo các quy tắc sau:
– Quy tắc 1: Trong các đơn chất, số oxi hóa của nguyên tố bằng không.
Ví dụ: Số oxi hóa của các nguyên tố Cu, Zn, H, N, O trong đơn chất Cu, Zn, H2, N2, O2…đều bằng không.
– Quy tắc 2: Trong một phân tử, tổng số số oxi hóa của các nguyên tố nhân với số nguyên tử của từng nguyên tố bằng không.
Ví dụ: Tính số oxi hóa (x) của nitơ trong NH3
Trong NH3: x + 3. (+1) = 0 ⇒ x = -3
– Quy tắc 3:
+ Trong ion đơn nguyên tử, số oxi hóa của nguyên tố bằng điện tích của ion đó.
Ví dụ: Số oxi hóa của các nguyên tố ở các ion K+, Ca2+, Cl– lần lượt bằng +1, +2, -1
+ Trong ion đa nguyên tử, tổng số số oxi hóa của các nguyên tố nhân với số nguyên tử của từng nguyên tố bằng điện tích của ion.
Ví dụ: Tính số oxi hóa (x) của nitơ trong
Trong : x + 3. (-2) = -1 ⇒ x = +5
– Quy tắc 4:
Trong hầu hết các hợp chất
Số oxi hóa của hiđro = +1 (trừ hiđrua kim loại).
Số oxi hóa của oxi = -2 ( trừ OF2, peoxit)
Ví dụ :
Cách biểu diễn số oxi hoá: Số oxi hoá được viết bằng chữ số thường dấu đặt phía trước và được đặt ở trên kí hiệu nguyên tố.
– Quy tắc 4:
Trong hầu hết các hợp chất
Số oxi hóa của hiđro = +1 (trừ hiđrua kim loại).
Số oxi hóa của oxi = -2 ( trừ OF2, peoxit)
Ví dụ :
Cách biểu diễn số oxi hoá: Số oxi hoá được viết bằng chữ số thường dấu đặt phía trước và được đặt ở trên kí hiệu nguyên tố.
Kế hoạch bài dạy modul 3 môn hóa THPT
PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ
Định nghĩa
Xét các ví dụ sau:
VD1: 2 + → 2 (1)
Số oxh của Mg tăng từ 0 lên +2, Mg nhường electron:
→ + 2e
Oxi nhận electrron:
+ 2e →
→ Quá trình Mg nhường electron là quá trình oxi hóa Mg.
Ở phản ứng (1): Chất oxh là oxi, chất khử là Mg.
VD2: + → + (2)
Số oxh của đồng giảm từ +2 xuống 0, đồng trong CuO nhận thêm 2 electron:
+ 2e →
Số oxh của H tăng từ 0 lên +1, H nhường đi 1 e:
→ Quá trình nhận thêm 2 electron gọi là quá trình khử (sự khử ).
Phản ứng (2): Chất oxh là CuO, chất khử là Hiđro.
Tóm lại:
+ Chất khử (chất bị oxh) là chất nhường electron.
+ Chất oxh (chất bị khử) là chất thu electron.
+ Quá trình oxh (sự oxh ) là quá trình nhường electron.
+ Quá trình khử (sự khử ) là quá trình thu electron.
VD3: 2x1e
2 + → 2 (3)
Phản ứng này có sự thay đổi số oxi hóa, sự cho nhận electron:
→ + 1e
+ 1e →
VD4: + → 2 (4)
Trong phản ứng (4) có sự thay đổi số oxi hóa của các chất, do cặp electron góp chung lệch về Clo.
|
VD 5: ? + 2HO
Phản ứng (5) nguyên tử N-3 nhường e, N+5 nhận e
→ có sự thay đổi số oxh của một nguyên tố.
? Phản ứng oxi hoá – khử
– Phản ứng oxh – khử là phản ứng hóa học, trong đó có sự chuyển electron giữa các chất phản ứng, hay pư oxh – khử là phản ứng hóa học trong đó có sự thay đổi số oxh của một số nguyên tố.
- Ý nghĩa của phản ứng oxi hóa – khử trong thực tiễn
– Phản ứng oxi hoá – khử là loại phản ứng hoá học khá phổ biến trong tự nhiên và có tầm quan trọng trong sản xuất và đời sống.
– Trong đời sống, phần lớn năng lượng ta dùng là năng lượng của phản ứng oxi hoá- khử. Sự cháy của xăng dầu trong các động cơ đốt trong, sự cháy của than, củi, các quá trình điện phân, các phản ứng xảy ra trong pin, ắc quy … đều là quá trình oxi hoá – khử.
– Trong sản xuất, nhiều phản ứng oxi hoá – khử là cơ sở của các quá trình sản xuất hoá học như luyện gang, thép, luyện nhôm, sản xuất các hoá chất cơ bản như xút, axit clohiđric, axit nitric, sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, dược phẩm, ….
Kế hoạch bài dạy modul 3 môn hóa THPT
III. LẬP PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC CỦA PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ: Kế hoạch bài dạy modul 3 môn hóa THPT
Trong phản ứng oxi hóa – khử, ta có thể cân bằng phương trình hóa học của phản ứng theo phương pháp thăng bằng electron. Phương pháp này dựa trên nguyên tắc: Tổng số electron do chất khử nhường phải đúng bằng tổng số electron mà chất oxi hóa nhận.
? Các bước lập phương trình phản ứng oxi hóa – khử theo phương pháp thăng bằng electron
– Có 4 bước cân bằng phản ứng oxi hóa – khử theo phương pháp thăng bằng electron:
Bước 1: Xác định số oxh của các nguyên tố để tìm chất oxi hoá và chất khử:
Bước 2: Viết quá trình oxh và quá trình khử, cân bằng mỗi quá trình
Bước 3: Tìm hệ số thích hợp cho chất oxh và chất khử sao cho tổng số electron cho bằng tổng số electron nhận
Bước 4: Đặt hệ số của các chất oxh và khử vào sơ đồ phản ứng, từ đó tính ra hệ số các chất khác. Kiểm tra cân bằng số nguyên tử của các nguyên tố và cân bằng điện tích hai vế để hoàn thành PTHH
– Ví dụ minh họa:
Ví dụ: Lập phương trình hóa học của phản ứng: P + O2 → P2O5
- a) Bước 1: Xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong phản ứng để tìm chất oxi hóa, chất khử.
+ →
Chất khử Chất oxi hóa
- b) Bước 2: Viết quá trình oxi hóa, quá trình khử, cân bằng mỗi quá trình.
→ + 5e (quá trình oxi hóa)
+ 4e → (quá trình khử)
- c) Bước 3: Tìm hệ số thích hợp cho chất oxi hóa, chất khử sao cho tổng số electron do chất khử nhường bằng tổng số electron mà chất oxi hóa nhận.
4× → + 5e
5× + 4e →
- d) Bước 4: Đặt các hệ số của chất oxi hóa, chất khử vào sơ đồ phản ứng, từ đó tính ra hệ số của các chất khác có trong phương trình hóa học. Kiểm tra cân bằng số nguyên tử của các nguyên tố và cân bằng điện tích hai vế để hoàn tất việc lập phương trình hóa học của phản ứng.
4P + 5O2 → 2P2O5
Kế hoạch bài dạy modul 3 môn hóa THPT
Phần 2: THIẾT KẾ KẾ HOẠCH BÀI HỌC – Kế hoạch bài dạy modul 3 môn hóa THPT
- Một số lưu ý khi thiết kế kế hoạch bài học
- Nội dung:
– Số oxi hóa và cách xác định số oxi hóa
– Phản ứng oxi hóa – khử và lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa – khử
– Ý nghĩa của phản ứng oxi hóa – khử trong thực tiễn
- Kế hoạch dạy học chung:
– Tiết 1: Khởi động, tìm hiểu về số oxi hóa, cách xác định số oxi hóa.
– Tiết 2: Tìm hiểu định nghĩa và ý nghĩa thực tiễn của phản ứng oxi hóa – khử.
– Tiết 3: Tìm hiểu cách lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa – khử.
– Tiết 4: Củng cố – luyện tập – giao nhiệm vụ.
Kế hoạch bài dạy modul 3 môn hóa THPT
Kế hoạch bài học
Mục tiêu
Để xem tài liệu đầy đủ và chi tiết, mời bạn click vào phần tải xuống:
Tải xuống: Kế hoạch bài dạy modul 3 môn hóa THPT
»Tải bản Word Kế hoạch bài dạy modul 3 môn hóa THPT: TẢI VỀ
Các bài viết khác:
Đáp án module 3 môn GDCD thcs phần tự luận
Đáp án phần tự luận module 3 môn thể dục THPT
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên modun GVPT
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Sinh năm 2021
Kế hoạch bài dạy modul 3 môn hóa THPT
Liên hệ: Facebook: Sinhh Quách
Fanpage: TrangHoahocthcs
♥Cảm ơn bạn đã xem: Kế hoạch bài dạy modul 3 môn hóa THPT