Đề xuất cách phòng chống các tật cận thị và viễn thị
C. Hoạt động luyện tập
1. Cấu trúc và chức năng của noron
Điền vào chỗ chấm trong đoạn thông tin sau (chọn các từ: myelin, noron, nhánh, trục, xinap, cơ quan, cảm ứng, dẫn truyền)
Noron là đơn vị cấu tạo của hệ thần kinh. Mỗi ………….gồm 1 thân, nhiều sợi …………….. và 1 sợi ……………… Sợi trục thường có bao ………………… Tận cùng của sợi trục có các cúc ……… là nơi tiếp giáp giữa noron này với noron khác hoặc với …………… trả lời. Noron có chức năng ………………. và ………….. xung thần kinh.
2. Chức năng của tủy sống
Làm các thí nghiệm tìm hiểu chức năng của tủy sống, từ đó thảo luận:
– nhận xét biểu hiện của ếch đã hủy não khi bị kích thích bằng dd HCl có nồng độ khác nhau
– tại sao không sử dụng ếch chưa hủy tủy thí nghiệm?
– chức năng của rễ tủy và dây thần kinh tủy là gì?
– Thí nghiệm nhằm mục đích gì?
Quan sát hình 28.14 từ đó thảo luận các nội dung sau:
– Giải thích các tật của mắt.
– Tìm hiểu nguyên nhân gây ra các tật của mắt.
– Đề xuất cách phòng chống các tật cận thị và viễn thị.
– Cách khắc phục các tật của mắt.
Thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi sau:
– Ráy tai có nguồn gốc từ đâu và có vai trò gì? Khi lấy ráy tai phải làm thế nào để không làm tồn thương tai?
– Tại sao vệ sinh tránh viêm họng lại có thể phòng tránh bệnh về tai?
– Vì sao nên tránh tiếng ồn mạnh?
– Điếc tai có nguyên nhân do đâu? Phòng chống điếc tai do ô nhiễm tiếng ồn như thế nào?
– Các biện pháp phòng chống bệnh về tai như thế nào?
5. Tìm hiểu vai trò của hệ thần kinh trong sự thích nghi của cơ thể đối với moi trường.
Trao đổi cới các bạn về:
– Vai trò của hệ thần kinh trong sự thích nghi với môi trường xung quanh.
– Các biện pháp phòng chống bệnh về hệ thần kinh
– Các biện pháp phòng chống bệnh về giác quan.
Trả lời:
1. Cấu trúc và chức năng của noron
- noron
- nhánh
- trục
- myelin
- xinap
- cơ quan
- cảm ứng
- dẫn truyền
2. Chức năng của tủy sống
Biểu hiện của ếch trong thí nghiệm
+ dd HCl nhẹ: chỉ 1 chi kích thích co
+ dd HCl vừa: 2 chi co
+ dd HCl mạnh: 4 chi co
– Nếu dùng ếch chưa hủy não thì chúng ta không thể biết phản ứng đó là do não hay do tủy sống điều khiển.
– chức năng của rễ tủy và dây thần kinh tủy là dẫn truyền xung thần kinh về cảm giác và vận động của cơ thể.
– thí nghiệm nhằm mục đích loại bỏ chức năng của não bộ, tìm hiểu chức năng của tủy sống.
3. Vệ sinh mắt
Các tật của mắt
+ Cận thị: ảnh của vật nằm phía trước màng lưới => chỉ có thể nhìn vật ở khoảng cách gần
+ Viễn thị: ảnh của vật nằm sau màng lưới => chỉ có thể nhìn vật ở khoảng cách xa.
– Nguyên nhân:
+ Cận thị: do bẩm sinh cầu mắt dài hoặc do sinh hoạt học tập không khoa học làm cho thủy tinh thể phồng, mất khả năng dãn.
+ Viễn thị: do cầu mắt ngắn hoặc do thoái hóa làm cho thủy tinh thể không thể phồng được.
– Cách phòng chống và khắc phục:
+ làm việc, học tập khoa học, đủ ánh sáng
+ đảm bảo khoảng cách giữa mắt và vật vừa phải
+ đeo kính phù hợp
+ sử dụng các biện pháp y học hỗ trợ: phẫu thuật, châm cứu, chiếu tia lase, …
4. Các biện pháp vệ sinh tai
– Ráy tai có nguồn gốc từ tuyến ráy ở biểu bì, ống tai có vai trò ngăn chặn các bụi bẩn xâm nhập và tai.
– Khi lấy ráy tai chú ý không dùng các vật sắc nhọn gây tổn thương tai
– Tai có bộ phận vòi nhĩ thông với họng. Do đó tránh viêm họng có thể phòng bệnh về tai.
– khi có tiếng ồn mạnh vượt quá ngưỡng chịu đựng sẽ gây tổn thương màng nhĩ => ảnh hưởng đến khả năng cảm nhận âm thanh => tránh tiếng ồn mạnh
– Điếc tai có nguyên nhân: bẩm sinh, do màng nhĩ bị tổn thương hoặc do tế bào thụ cảm thính giác bị tổn thương
– Cách phòng chống điếc tai ô nhiễm tiếng ồn: tránh tiếp xúc với nơi có âm thanh mạnh, hoặc nếu làm việc, học tập ở nơi có tiếng ồn cần sử dụng các dụng cụ hỗ trợ để hạn chế sự tiếp xúc giữa tại âm thanh.
– Các biện pháp phòng chống bệnh về tai:
+ tránh ô nhiễm tiếng ồn
+ không sử dụng các vật sắc nhọn để ngoáy tai
+ phòng tránh các bệnh mũi, họng để tránh gây bệnh cho tai
+ Vệ sinh tai thường xuyên
5. Tìm hiểu vai trò của hệ thần kinh trong sự thích nghi của cơ thể đối với moi trường.
– Hệ thần kinh có vai trò điều hòa, điều khiển các hoạt động sống của cơ thể. Do đó, nó đóng vai trò then chốt, chỉ huy trong sự thích nghi của cơ thể với môi trường sống.
– Để phòng chống các bệnh về hệ thần kinh:
+ xây dựng đời sống tinh thần lành mạnh
+ lao động và nghỉ ngơi hợp lí
+ ngủ đủ giấc
+ tránh căng thẳng
+ không sử dụng các chất kích thích và ức chế thần kinh
– Các biện pháp phòng chống bệnh về giác quan:
+ vệ sinh thường xuyên
+ tránh các tác nhân gây hại
+ kiểm tra định kì
Từ khóa tìm kiếm google: Giải sách giáo khoa KHTN 7 | Giải bài tập KHTN 7 | Giải bài tập sách KHTN 7; Giải KHTN 7; Giải KHTN 7 Bài 28. Thần kinh, giác quan và sự thích nghi của cơ thể; Đề xuất cách phòng chống các tật cận thị và viễn thị
Các bài viết khác:
Giải sách giáo khoa KHTN 6 cánh diều
Giải sách giáo khoa KHTN 6 Kết nối tri thức
Giáo Án PPT KHTN lớp 6 Sách Kết Nối Tri Thức
Liên hệ: Facebook: Sinhh Quách
Fanpage: PageHoahocthcs
♥Cảm ơn bạn đã xem: Đề xuất cách phòng chống các tật cận thị và viễn thị; Đề xuất cách phòng chống các tật cận thị và viễn thị; Đề xuất cách phòng chống các tật cận thị và viễn thị; Đề xuất cách phòng chống các tật cận thị và viễn thị; Đề xuất cách phòng chống các tật cận thị và viễn thị; Đề xuất cách phòng chống các tật cận thị và viễn thị; Đề xuất cách phòng chống các tật cận thị và viễn thị; Đề xuất cách phòng chống các tật cận thị và viễn thị; Đề xuất cách phòng chống các tật cận thị và viễn thị; Đề xuất cách phòng chống các tật cận thị và viễn thị;