PPCT Vật lý 6,7,8,9 THCS giành cho các thầy cô giáo bộ môn vật lý, KHTN trường THCS tham khảo PPCT đã chỉnh sửa mới nhất và bám sát với chương trình sgk. Kính mời các quý thầy cô giáo và các bạn đọc giả cùng tham khảo nhé.!
PPCT Vật lý 6,7,8,9
Các bài viết trước:
Giáo án Tiếng Anh theo Cv 5512
UBND HUYỆN ……..
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO |
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH
MÔN: VẬT LÍ – LỚP 9
Năm học: 2020-2021
Cả năm: 35 tuần (70 tiết)
Học kì I: 18 tuần (36 tiết)
Học kì II: 17 tuần (34 tiết)
HỌC KÌ I | |||
CHƯƠNG I – ĐIỆN HỌC1. Điện trở của dây dẫn. Định luật Ôm
1.1. Kiến thức trọng tâm: – Nêu được điện trở của mỗi dây dẫn đặc trưng cho mức độ cản trở dòng điện của dây dẫn đó. – Nêu được điện trở của một dây dẫn được xác định như thế nào và có đơn vị đo là gì. – Phát biểu được định luật Ôm đối với một đoạn mạch có điện trở. – Viết được công thức tính điện trở tương đương đối với đoạn mạch nối tiếp, đoạn mạch song song gồm nhiều nhất ba điện trở. – Nêu được mối quan hệ giữa điện trở của dây dẫn với độ dài, tiết diện và vật liệu làm dây dẫn. Nêu được các vật liệu khác nhau thì có điện trở suất khác nhau. – Nhận biết được các loại biến trở. 1.2. Kỹ năng – Xác định được điện trở của một đoạn mạch bằng vôn kế và ampe kế. – Xác định được bằng thí nghiệm mối quan hệ giữa điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp hoặc song song với các điện trở thành phần. – Vận dụng được định luật Ôm cho đoạn mạch gồm nhiều nhất ba điện trở thành phần. – Xác định được bằng thí nghiệm mối quan hệ giữa điện trở của dây dẫn với chiều dài, tiết diện và với vật liệu làm dây dẫn. – Vận dụng được công thức và giải thích được các hiện tượng đơn giản liên quan tới điện trở của dây dẫn. – Giải thích được nguyên tắc hoạt động của biến trở con chạy. Sử dụng được biến trở để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch. – Vận dụng được định luật Ôm và công thức để giải bài toán về mạch điện sử dụng với hiệu điện thế không đổi, trong đó có mắc biến trở. 2. Công và công suất của dòng điện 2.1. Kiến thức trọng tâm – Nêu được ý nghĩa các trị số vôn và oat có ghi trên các thiết bị tiêu thụ điện năng. – Viết được các công thức tính công suất điện và điện năng tiêu thụ của một đoạn mạch. – Nêu được một số dấu hiệu chứng tỏ dòng điện mang năng lượng. – Chỉ ra được sự chuyển hoá các dạng năng lượng khi đèn điện, bếp điện, bàn là, nam châm điện, động cơ điện hoạt động. – Phát biểu và viết được hệ thức của định luật Jun – Len-xơ. – Nêu được tác hại của đoản mạch và tác dụng của cầu chì. 2.2. Kỹ năng – Xác định được công suất điện của một đoạn mạch bằng vôn kế và ampe kế. Vận dụng được các công thức = UI, A = t = UIt đối với đoạn mạch tiêu thụ điện năng. – Vận dụng được định luật Jun – Len-xơ để giải thích các hiện tượng đơn giản có liên quan. – Giải thích và thực hiện được các biện pháp thông thường để sử dụng an toàn điện và sử dụng tiết kiệm điện năng. |
|||
Tiết | Tên bài | Hướng dẫn thực hiện | Dạng câu hỏi, bài tập |
1 | Bài 1: Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đâu dây dẫn | Kiến thức trọng tâm:
– Nêu được điện trở của một dây dẫn được xác định như thế nào và có đơn vị đo là gì. – Nêu được điện trở của mỗi dây dẫn đặc trưng cho mức độ cản trở dòng điện của dây dẫn đó. Phát biểu được định luật Ôm đối với đoạn mạch có điện trở. – Vận dụng được định luật Ôm để giải một số bài tập đơn giản. |
Giải được một số bài tập vận dụng hệ thức định luật Ôm, khi biết giá trị của hai trong ba đại lượng U, I, R và tìm giá trị của đại lượng còn lại. |
2 | Bài 2: Điện trở của dây dẫn – Định luật ôm | ||
3 | Bài 3: Thực hành: Xác định điện trở của một dây dẫn bằng Ampe kế và vôn kế | Kiến thức trọng tâm:
Xác định được điện trở của dây dẫn bằng vôn kế và ampe kế. |
|
4 | Bài 4: Đoạn mạch nối tiếp | Kiến thức trọng tâm:
– Viết được công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp. – Vận dụng tính được điện trở tương đương của đoạn mạch mắc nối tiếp gồm nhiều nhất ba điện trở thành phần. |
Giải được một số dạng bài tập dạng sau:
Cho biết giá trị của điện trở R1, R2 và hiệu điện thế trên hai đầu đoạn mạch R1, R2 mắc nối tiếp. a. Tính: – Điện trở tương đương của đoạn mạch. – Cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở và hiệu điện thế trên các điện trở. b. Mắc nối tiếp vào đoạn mạch điện trở R3 khi biết trước giá trị của nó. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch và so sánh với điện trở thành phần. |
5 | Bài 5: Đoạn mạch song song | Kiến thức trọng tâm:
– Viết được công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song. – Vận dụng tính được điện trở tương đương của đoạn mạch mắc song song gồm nhiều nhất ba điện trở thành phần. Lưu ý: mạch có 3 điện trở mắc song song chỉ dạy với đối tượng HS khá, giỏi. |
Giải được một số dạng bài tập sau:
1. Hai đèn xe ôtô được mắc nối tiếp hay mắc song song? Vì sao? Giải thích: mắc song song, vì nếu một bóng cháy hỏng thì bóng kia vẫn sáng được. 2. Cho biết giá trị của hai điện trở R1, R2 và hiệu điện thế trên hai đầu đoạn mạch mắc song song. Hãy tính: + Điện trở tương đương của đoạn mạch. + Cường độ dòng điện qua mạch chính và qua mỗi điện trở. b) Mắc thêm điện trở song song với đoạn mạch trên. Tính điện trở tương đương của mạch và so sánh điện trở tương đương đó với mỗi điện trở thành phần (đối với HS khá, giỏi). |
6, 7 | Bài 6: Bài tập vận dụng định luật Ôm | Kiến thức trọng tâm:
– Vận dụng được định luật Ôm cho đoạn mạch mắc nối tiếp gồm nhiều nhất 3 điện trở. – Vận dụng được định luật Ôm cho đoạn mạch mắc song song gồm nhiều nhất ba điện trở thành phần. |
Giải được các dạng bài tập:
1. Cho mạch điện như hình vẽ, trong đó biết: giá trị của R1; khi K đóng biết số chỉ của vôn kế và ampe kế.
a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch. b) Tính điện trở R2. c) Giữ nguyên hiệu điện thế trên hai đầu đoạn mạch, mắc thêm điện trở R3 nối tiếp với R1 R2. Khi biết giá trị của R3, tính hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở. 2. Cho mạch điện như hình vẽ, trong đó cho biết giá trị của R1. Khi K đóng cho biết số chỉ của ampe kế A và ampe kế A1. a) Tính hiệu điện thế UAB của đoạn mạch. b) Tính điện trở R2. |
8,9,10 | Bài 7: Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài, tiết diện, vật liệu của dây dẫn | – Kiến thức trọng tâm:
+ Nêu được mối quan hệ giữa điện trở của dây dẫn với độ dài của dây dẫn. + Vận dụng giải thích một số hiện tượng thực tế liên quan đến điện trở của dây dẫn. – Nội dung điều chỉnh + Mục III. Bài 7 HS tự học có hướng dẫn. – Tích hợp với bài 8, 9 thành 1 chủ đề. |
1. Vận dụng được công thức = để giải các bài tập, khi biết trước giá trị của ba trong bốn đại lượng.
2. Tại sao những gia đình có đường điện ở xa trạm biến áp (thường gọi là cuối nguồn điện) thì điện thường yếu hơn nhiều so với những gia đình ở gần trạm biến áp (đầu nguồn điện)? 3. Hai đoạn dây có cùng tiết diện và được làm từ cùng một loại vật liệu, có chiều dài l1; l2. Lần lượt đặt cùng một hiệu điện thế vào hai đầu của mỗi đoạn dây này thì dòng điện chạy qua chúng có cường độ tương ứng là I1 và I2, biết I1 = 0,25I2. Hỏi dây l1 dài gấp bao nhiêu lần dây l2? |
– Kiến thức trọng tâm:
+ Nêu được mối quan hệ giữa điện trở của dây dẫn với tiết diện dây dẫn. + Vận dụng giải thích một số hiện tượng thực tế liên quan đến điện trở của dây dẫn. – Giảm tải (theo văn bản của BGD&ĐT): + Câu hỏi C5, C6 (tr.24): Không yêu cầu HS trả lời. – Nội dung điều chỉnh + Mục III. Bài 8 HS tự học có hướng dẫn. + Tích hợp với bài 7, 9 thành 1 chủ đề. |
1. Vận dụng được công thức để giải các bài tập, khi biết trước giá trị của ba trong bốn đại lượng.
2. Hai gia đình dùng dây đồng để mắc các đường điện sinh hoạt trong nhà. Gia đình thứ nhất dùng dây dẫn có đường kính 0,004 m; gia đình thứ hai dùng dây dẫn có đường kính 0,002 m. Giả sử công suất sử dụng điện hàng năm và tổng chiều dài của đường dây điện trong hai gia đình là như nhau, hãy cho biết hàng năm gia đình nào sẽ phải trả nhiều tiền điện hơn? Tại sao? |
||
– Kiến thức trọng tâm:
+ Nêu được mối quan hệ giữa điện trở của dây dẫn với vật liệu làm dây dẫn. + Nêu được mối quan hệ giữa điện trở của dây dẫn với độ dài, tiết diện và vật liệu làm dây dẫn. + Nêu được các vật liệu khác nhau thì có điện trở suất khác nhau. + Vận dụng được công thức R để giải thích được các hiện tuợng đơn giản liên quan đến điện trở của dây dẫn. – Nội dung điều chỉnh Tích hợp với bài 7,8 thành 1 chủ đề. |
Hai gia đình mắc đường dây dẫn điện sinh hoạt trong nhà. Gia đình thứ nhất dùng dây dẫn bằng đồng, có đường kính 0,004 m, có tổng chiều dài 200m; gia đình thứ hai dùng dây dẫn bằng nhôm, có đường kính 0,002 m, có tổng chiều dài 300 m. Tính điện trở của dây dẫn trong hai gia đình trên. Theo em, nên mắc hệ thống điện trong gia đình bằng dây dẫn đồng hay nhôm? Vì sao? | ||
11 | Bài 10: Biến trở – Điện trở dùng trong kỹ thuật | Kiến thức trọng tâm:
– Nhận biết được các loại biến trở. – Giải thích được nguyên tắc hoạt động của biến trở con chạy. |
|
12 | Bài 11: Bài tập vận dụng định luật Ôm và công thức tính điện trở của dây dẫn | Kiến thức trọng tâm:
– Vận dụng được định luật Ôm và công thức R để giải bài toán về mạch điện sử dụng với hiệu điện thế không đổi, trong đó có lắp một biến trở. |
Vận dụng định luật Ôm và công thức R để giải bài toán về mạch điện sử dụng với hiệu điện thế không đổi để giải được một số bài tập dạng sau :
1. Cho biết giá trị chiều dài của dây dẫn, tiết diện của dây dẫn; vật liệu làm dây dẫn; hiệu điện thế đặt trên hai đầu dây dẫn. Tính cường độ dòng điện qua dây dẫn. 2. Một đoạn mạch điện gồm một bóng đèn mắc nối tiếp với một biến trở. Cho biết giá trị điện trở của bóng đèn, cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn, hiệu điện thế đặt vào hai đầu đoạn mạch. a. Vẽ sơ đồ mạch điện. b. Phải điều chỉnh biến trở có trị số bằng bao nhiêu để đèn sáng bình thường? c. Biết giá trị của ba trong bốn đại lượng R,, l, S. Tính giá trị của đại lượng còn lại. |
13 | Bài 11: Bài tập vận dụng định luật Ôm và công thức tính điện trở của dây dẫn (tiếp) | ||
14 | Bài 12: Công suất điện | Kiến thức trọng tâm:
– Nêu được ý nghĩa của số vôn, số oát ghi trên dụng cụ điện. – Viết được công thức tính công suất điện. – Vận dụng được công thức = U.I đối với đoạn mạch tiêu thụ điện năng. |
1. Vận dụng được công thức: = U.I để giải các bài tập tính toán, khi biết trước giá trị của hai trong ba đại lượng, tìm giá trị của đại lượng còn lại.
2. Giải được các bài tập dạng sau: Cho biết số vôn và số oát trên một dụng cụ tiêu thụ điện. a) Hãy cho biết ý nghĩa của số vôn và số oát của dụng cụ tiêu thụ điện? b) Tính cường độ dòng điện định mức của dụng cụ tiêu thụ điện. Cần sử dụng cầu chì có giá trị bằng bao nhiêu thì phù hợp? c) Mắc một bóng đèn dây tóc vào hiệu điện thế có giá trị thấp hơn giá trị định mức và cho biết điện trở của bóng đèn khi đó. Tính công suất tiêu thụ của dụng cụ điện? |
15 | Bài 13: Điện năng – Công của dòng điện | Kiến thức trọng tâm:
– Nêu được một số dấu hiệu chứng tỏ dòng điện mang năng lượng. – Chỉ ra được sự chuyển hoá các dạng năng lượng khi đèn điện, bếp điện, bàn là điện, nam châm điện, động cơ điện hoạt động. – Viết được công thức tính điện năng tiêu thụ của một đoạn mạch. – Vận dụng được công thức A = .t = U.I.t đối với đoạn mạch tiêu thụ điện năng. |
Vận dụng được các công thức A = .t = U.I.t hay A = I2.R.t = để giải một số dạng bài tập:
– Tính công suất, điện năng tiêu thụ, tiền điện. – Tính Uđm; Iđm; thời gian dòng điện chạy qua thiết bị. |
16 | Bài 14: Bài tập về công suất điện và điện năng sử dụng (Bài tập 1+ 2) | – Kiến thức trọng tâm:
Vận dụng được các công thức tính công, điện năng, công suất đối với đoạn mạch tiêu thụ điện năng. |
Giải được các bài tập dạng sau:
1. Cho biết hiệu điện thế và cường độ dòng điện chạy qua một thiết bị tiêu thụ điện năng. Tính điện trở, công suất của thiết bị. Điện năng tiêu thụ của thiết bị khi biết thời gian sử dụng. 2. Cho một đoạn mạch nối tiếp gồm một bóng đèn (có ghi số vôn và oát) và một biến trở. Đèn sáng bình thường, tính cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn; điện trở, công suất tiêu thụ của biến trở; công của dòng điện sản ra trên toàn mạch khi biết thời gian. |
17 | Bài 14: Bài tập về công suất điện và điện năng sử dụng (Bài tập 3 + 01 bài tập về công suất và điện năng sử dụng) | ||
18 | Thực hành xác định công suất của các dụng cụ điện | – Kiến thức trọng tâm:
Tiến hành được thí nghiệm để xác định công suất của một số dụng cụ điện – Nội dung điều chỉnh Mục II.2- Xác định công suất của quạt điện không dạy |
|
19 | Bài 16: Định luật Jun – Len-xơ | Kiến thức trọng tâm:
– Phát biểu và viết được hệ thức của định luật Jun – Len-xơ. – Vận dụng được định luật Jun – Len-xơ để giải thích các hiện tượng đơn giản có liên quan. Giảm tải (theo văn bản của BGD&ĐT): Thí nghiệm hình 16.1: Không bắt buộc tiến hành thí nghiệm. |
Ví dụ 1. Giải thích tại sao cùng với một dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn thì dây tóc bóng đèn nóng lên tới nhiệt độ cao, còn dây nối với bóng đèn hầu như không nóng lên.
Ví dụ 2. Vận dụng định luật Jun – Len xơ và phương trình cân bằng nhiệt để giải được một số bài tập tính thời gian đun nước bằng ấm điện… (Một ấm điện có ghi 220V-1000W được sử dụng với hiệu điện thế 220 V để đun sôi 2 lít nước từ nhiệt độ ban đầu 20oC. Bỏ qua nhiệt lượng làm ấm vỏ và nhiệt lượng tỏa ra môi trường ngoài. Tính thời gian đun sôi nước. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K) |
20 | Bài 17: Bài tập vận dụng Định luật Jun – Len-xơ | Kiến thức trọng tâm:
Biết sử dụng công thức định luật Jun – Len-xơ để giải thích được một hiện tượng đơn giản trong thực tế thường gặp. |
|
Bài 18: Thực hành kiểm nghiệm mối quan hệ
Thực hành kiểm nghiệm |
– Không dạy | ||
Bài 19: Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện | – Cả bài khuyến khích học sinh tự học | ||
21 | Bài 20: Tổng kết chương I: Điện học | ||
22 | Kiểm tra giữa học kì I | ||
CHƯƠNG II – ĐIỆN TỪ HỌC
1. Từ trường 1.1. Kiến thức trọng tâm – Mô tả được hiện tượng chứng tỏ nam châm vĩnh cửu có từ tính. – Nêu được sự tương tác giữa các từ cực của hai nam châm. – Mô tả được cấu tạo và hoạt động của la bàn. – Mô tả được thí nghiệm của Ơ-xtét để phát hiện dòng điện có tác dụng từ. – Mô tả được cấu tạo của nam châm điện và nêu được lõi sắt có vai trò làm tăng tác dụng từ. – Phát biểu được quy tắc nắm tay phải về chiều của đường sức từ trong lòng ống dây có dòng điện chạy qua. – Nêu được một số ứng dụng của nam châm điện và chỉ ra tác dụng của nam châm điện trong những ứng dụng này. – Phát biểu được quy tắc bàn tay trái về chiều của lực từ tác dụng lên dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường đều. – Nêu được nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của động cơ điện một chiều. 1.2. Kỹ năng – Xác định được các từ cực của kim nam châm. – Xác định được tên các từ cực của một nam châm vĩnh cửu trên cơ sở biết các từ cực của một nam châm khác. – Biết sử dụng la bàn để tìm hướng địa lí. – Giải thích được hoạt động của nam châm điện. – Biết dùng nam châm thử để phát hiện sự tồn tại của từ trường. – Vẽ được đường sức từ của nam châm thẳng, nam châm chữ U và của ống dây có dòng điện chạy qua. – Vận dụng được quy tắc nắm tay phải để xác định chiều của đường sức từ trong lòng ống dây khi biết chiều dòng điện và ngược lại. – Vận dụng được quy tắc bàn tay trái để xác định một trong ba yếu tố khi biết hai yếu tố kia. – Giải thích được nguyên tắc hoạt động (về mặt tác dụng lực và về mặt chuyển hoá năng lượng) của động cơ điện một chiều. 2. Cảm ứng điện từ 2.1. Kiến thức – Mô tả được thí nghiệm hoặc nêu được ví dụ về hiện tượng cảm ứng điện từ. – Nêu được dòng điện cảm ứng xuất hiện khi có sự biến thiên của số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây dẫn kín. – Nêu được nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều có khung dây quay hoặc có nam châm quay. – Nêu được các máy phát điện đều biến đổi cơ năng thành điện năng. – Nêu được dấu hiệu chính phân biệt dòng điện xoay chiều với dòng điện một chiều và các tác dụng của dòng điện xoay chiều. – Nhận biệt được ampe kế và vôn kế dùng cho dòng điện một chiều và xoay chiều qua các kí hiệu ghi trên dụng cụ. – Nêu được các số chỉ của ampe kế và vôn kế xoay chiều cho biết giá trị hiệu dụng của cường độ hoặc của điện áp xoay chiều. – Nêu được công suất điện hao phí trên đường dây tải điện tỉ lệ nghịch với bình phương của điện áp hiệu dụng đặt vào hai đầu đường dây. – Nêu được nguyên tắc cấu tạo của máy biến áp. – Nêu được điện áp hiệu dụng giữa hai đầu các cuộn dây của máy biến áp tỉ lệ thuận với số vòng dây của mỗi cuộn và nêu được một số ứng dụng của máy biến áp. 2.2. Kỹ năng – Giải được một số bài tập định tính về nguyên nhân gây ra dòng điện cảm ứng. – Phát hiện được dòng điện là dòng điện một chiều hay xoay chiều dựa trên tác dụng từ của chúng. – Giải thích được nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều có khung dây quay hoặc có nam châm quay. – Giải thích được vì sao có sự hao phí điện năng trên dây tải điện. – Mắc được máy biến áp vào mạch điện để sử dụng đúng theo yêu cầu. – Nghiệm lại được công thức bằng thí nghiệm. – Giải thích được nguyên tắc hoạt động của máy biến áp và vận dụng được công thức . |
|||
Tiết | Tên bài | Hướng dẫn thực hiện | Dạng câu hỏi, bài tập |
23,24 | Bài 21: Nam châm vĩnh cửu – Tác dụng từ của dòng điện -Từ trường | Kiến thức trọng tâm:
– Xác định được các từ cực của kim nam châm Mô tả được hiện tượng chứng tỏ nam châm vĩnh cửu có từ tính. – Nêu được sự tương tác giữa các từ cực của hai nam châm. – Xác định được tên các từ cực của một nam châm vĩnh cửu trên cơ sở biết các từ cực của một nam châm khác. – Mô tả được cấu tạo và hoạt động của la bàn. Biết cách sử dụng được la bàn để tìm hướng địa lí. Nội điều chỉnh + Mục III. Bài 21 HS tự học có hướng dẫn + Tích hợp với bài 22 thành 1 chủ đề |
|
Kiến thức trọng tâm:
– Mô tả được thí nghiệm của Ơ-xtét để phát hiện dòng điện có tác dụng từ. – Biết dùng nam châm thử để phát hiện sự tồn tại của từ trường. Nội dung điều chỉnh + Mục I. Bài 22 khuyến khích HS tự học + Tích hợp với bài 21 thành 1 chủ đề |
Lưu ý:
Không yêu cầu HS đi sâu tìm hiểu bản chất của từ trường và giải thích tương tác từ, mà chỉ yêu cầu HS nhận biết được xung quanh dòng điện, xung quanh nam châm tồn tại từ trường; biểu hiện cụ thể của từ trường là sự xuất hiện lực từ tác dụng lên kim nam châm đặt trong từ trường. Từ đó đưa ra cách nhận biết từ trường là dùng nam châm thử. |
||
25 | Bài 23: Từ phổ – Đường sức từ | Kiến thức trọng tâm:
Vẽ được đường sức từ của nam châm thẳng và nam châm hình chữ U. |
|
26 | Bài 24: Từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua | Kiến thức trọng tâm:
– Vẽ được đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua – Phát biểu được quy tắc nắm tay phải về chiều của đường sức từ trong lòng ống dây có dòng điện chạy qua. – Vận dụng được quy tắc nắm tay phải để xác định chiều của đường sức từ trong lòng ống dây khi biết chiều dòng điện và ngược lại. |
1. Xác định được chiều của dòng điện chạy qua ống dây khi biết chiều của đường sức từ.
2. Xác định dược chiều của các đường sức từ khi biết chiều của dòng điện chạy qua ống dây. |
27 | Bài 25: Sự nhiễm từ của sắt, thép – Nam châm điện | Kiến thức trọng tâm:
– Mô tả được cấu tạo của nam châm điện và nêu được lõi sắt có vai trò làm tăng tác dụng từ. – Giải thích được hoạt động của nam châm điện. |
|
28 | Bài 26: Ứng dụng của nam châm | Kiến thức trọng tâm:
Nêu được một số ứng dụng của nam châm điện và chỉ ra tác dụng của nam châm điện trong những ứng dụng này. Giảm tải (theo văn bản của BGD&ĐT): Mục II.2. Ví dụ về ứng dụng của rơ le điện từ: chuông báo động: Khuyến khích học sinh tự học |
|
29 | Bài 27: Lực điện từ – Động cơ điện một chiều | Kiến thức trọng tâm:
– Phát biểu được quy tắc bàn tay trái về chiều của lực từ tác dụng lên dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường đều. – Vận dụng được quy tắc bàn trái để xác định một trong ba yếu tố khi biết hai yếu tố kia. – Nêu được nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của động cơ điện một chiều. – Giải thích được nguyên tắc hoạt động (về mặt tác dụng lực và chuyển hóa năng luợng) của động cơ điện một chiều. Nội dung điều chỉnh – Mục II. Động cơ điện 1 chiều trong kĩ thuật: Khuyến khích học sinh tự học – Mục III. Sự biến đổi năng lượng trong động cơ điện và mục IV. Vận dụng : HS tự học có hướng dẫn – Tích hợp bài 27,28 thành 1 chủ đề. |
1. Xác định được chiều lực điện từ tác dụng lên đoạn dây khi biết chiều của dòng điện và chiều của đường sức từ.
2. Xác định chiều của đường sức từ khi biết chiều của lực từ và chiều của dòng điện. 3. Xác định được chiều của dòng điện chạy qua đoạn dây khi biết chiều của đường sức từ và chiều của lực từ tác dụng lên đoạn dây dây. (Chỉ xét trường hợp dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua được đặt vuông góc với từ trường). |
Bài 29: Thực hành: Chế tạo nam châm vĩnh cửu, nghiệm lại từ tính của ống dây có dòng điện |
– Cả bài khuyến khích HS tự học | ||
30 | Bài 30: Bài tập vận dụng quy tắc nắm tay phải và quy tắc bàn tay trái( bài tập 1 + 2) | Kiến thức trọng tâm:
– Vẽ được đường sức từ của nam châm thẳng, nam châm hình chữ U và của ống dây có dòng điện chạy qua. – Vận dụng được quy tắc nắm tay phải xác định chiều đường sức từ trong ống dây khi biết chiều dòng điện và ngược lại. – Vận dụng được quy tắc bàn tay trái xác định chiều của lực từ tác dụng lên dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt vuông góc với đường sức từ hoặc chiều đường sức từ (hoặc chiều dòng điện) khi biết hai trong 3 yếu tố trên. |
|
31 | Bài 30: Bài tập vận dụng quy tắc nắm tay phải và quy tắc bàn tay trái (Bài tập 3 + Bài tập 30.SBT) | ||
32 | Ôn tập cuối học kì I | ||
33 | Ôn tập cuối học kì I(Tiếp theo) | ||
34 | Ôn tập cuối học kì I(Tiếp theo) | ||
35 | Ôn tập cuối học kì I(Tiếp theo) | ||
36 | Kiểm tra cuối học kì I | ||
HỌC KÌ II | |||
37 | Bài 31: Hiện tượng cảm ứng điện từ | – Kiến thức trọng tâm:
Mô tả được thí nghiệm hoặc nêu được ví dụ về hiện tượng cảm ứng điện từ. |
|
38 | Bài 32: Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng | – Kiến thức trọng tâm:
Nêu được dòng điện cảm ứng xuất hiện khi có sự biến thiên của số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây kín. |
Giải được một số bài tập định tính về nguyên nhân gây ra dòng điện cảm ứng. |
39,40 | Bài 33: Dòng điện xoay chiều – Máy phát điện xoay chiều | – Kiến thức trọng tâm:
Nêu được dấu hiệu chính để phân biệt dòng điện xoay chiều với dòng điện một chiều. |
|
– Kiến thức trọng tâm:
+ Nêu được nguyên tắc cấu tạo của máy phát điện xoay chiều có khung dây quay hoặc có nam châm quay. + Nêu được các máy phát điện đều biến đổi cơ năng thành điện năng. – Nội dung điều chỉnh + Mục II. Bài 34 khuyến khích HS tự học + Tích hợp bài 33,34 thành 1 chủ đề |
Giải thích được nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều có khung dây quay hoặc có nam châm quay. | ||
41 | Bài 35: Các tác dụng của dòng điện xoay chiều – Đo cường độ và hiệu điện thế xoay chiều | – Kiến thức trọng tâm:
+ Nêu được các tác dụng của dòng điện xoay chiều. + Nhận biết được ampe kế và vôn kế dùng cho dòng điện một chiều và xoay chiều qua các kí hiệu ghi trên dụng cụ. + Nêu được các số chỉ của ampe kế và vôn kế xoay chiều cho biết giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện và của hiệu điện thế xoay chiều. |
Phát hiện dòng điện là dòng điện xoay chiều hay dòng điện một chiều dựa trên tác dụng từ của chúng. |
42, 43 | Bài 36: Truyền tải điện năng đi xa – Máy biến thế | – Kiến thức trọng tâm:
Nêu được công suất hao phí trên đường dây tải điện tỉ lệ nghịch với bình phương của điện áp hiệu dụng đặt vào hai đầu dây dẫn. |
Giải thích được vì sao có sự hao phí điện năng trên đường dây tải điện. |
– Kiến thức trọng tâm:
+ Nêu được nguyên tắc cấu tạo của máy biến thế. + Nêu được hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu các cuộn dây của máy biến thế tỉ lệ thuận với số vòng dây của mỗi cuộn và nêu được một số ứng dụng của máy biến thế. – Nội dung điều chỉnh + Mục II. Bài 37 công nhận công thức máy biến thế + Mục III, IV bài 37 tự học có hướng dẫn + Tích hợp bài 36,37 thành 1 chủ đề |
Giải thích được nguyên tắc hoạt động của máy biến thế và vận dụng được công thức giải bài tập liên quan: | ||
Bài 38: Thực hành vận hành máy phát điện và máy biến thế |
– Không dạy | ||
44 | Bài 39: Tổng kết chương II: Điện từ học | ||
CHƯƠNG III – QUANG HỌC
* Kiến thức trọng tâm: – Mô tả được hiện tượng khúc xạ ánh sáng trong trường hợp ánh sáng truyền từ không khí sang nước và ngược lại. – Chỉ ra được tia khúc xạ và tia phản xạ, góc khúc xạ và góc phản xạ. – Nhận biết được thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì. – Mô tả được đường truyền của các tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì. Nêu được tiêu điểm (chính), tiêu cự của thấu kính là gì. – Nêu được các đặc điểm về ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì. – Nêu được máy ảnh có các bộ phận chính là vật kính, buồng tối và chỗ đặt phim. – Nêu được mắt có các bộ phận chính là thể thuỷ tinh và màng lưới. – Nêu được sự tương tự giữa cấu tạo của mắt và máy ảnh. – Nêu được mắt phải điều tiết khi muốn nhìn rõ vật ở các vị trí xa, gần khác nhau. – Nêu được đặc điểm của mắt cận, mắt lão và cách sửa. – Nêu được kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn và được dùng để quan sát vật nhỏ. – Nêu được số ghi trên kính lúp là số bội giác của kính lúp và khi dùng kính lúp có số bội giác càng lớn thì quan sát thấy ảnh càng lớn. – Kể tên được một vài nguồn phát ra ánh sáng trắng thông thường, nguồn phát ra ánh sáng màu và nêu được tác dụng của tấm lọc ánh sáng màu. – Nêu được chùm ánh sáng trắng có chứa nhiều chùm ánh sáng màu khác nhau và mô tả được cách phân tích ánh sáng trắng thành các ánh sáng màu. – Nhận biết được rằng khi nhiều ánh sáng màu được chiếu vào cùng một chỗ trên màn ảnh trắng hoặc đồng thời đi vào mắt thì chúng được trộn với nhau và cho một màu khác hẳn, có thể trộn một số ánh sáng màu thích hợp với nhau để thu được ánh sáng trắng. – Nhận biết được rằng vật tán xạ mạnh ánh sáng màu nào thì có màu đó và tán xạ kém các ánh sáng màu khác. Vật màu trắng có khả năng tán xạ mạnh tất cả các ánh sáng màu, vật màu đen không có khả năng tán xạ bất kì ánh sáng màu nào. – Nêu được ví dụ thực tế về tác dụng nhiệt, sinh học và quang điện của ánh sáng và chỉ ra được sự biến đổi năng lượng đối với mỗi tác dụng này. * Kĩ năng: – Xác định được thấu kính là thấu kính hội tụ hay thấu kính phân kì qua việc quan sát trực tiếp các thấu kính này và qua quan sát ảnh của một vật tạo bởi các thấu kính đó. – Vẽ được đường truyền của các tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì. – Dựng được ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì bằng cách sử dụng các tia đặc biệt. – Xác định được tiêu cự của thấu kính hội tụ bằng thí nghiệm. – Giải thích được một số hiện tượng bằng cách nêu được nguyên nhân là do có sự phân tích ánh sáng, lọc màu, trộn ánh sáng màu hoặc giải thích màu sắc các vật là do nguyên nhân nào. – Xác định được một ánh sáng màu, chẳng hạn bằng đĩa CD, có phải là màu đơn sắc hay không. – Tiến hành được thí nghiệm để so sánh tác dụng nhiệt của ánh sáng lên một vật có màu trắng và lên một vật có màu đen. |
|||
Tiết | Tên bài | Hướng dẫn thực hiện | Dạng câu hỏi, bài tập |
45 | Bài 40: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng | – Kiến thức trọng tâm:
+ Mô tả được hiện tượng khúc xạ ánh sáng trong trường hợp ánh sáng truyền từ không khí sang nước và ngược lại. + Chỉ ra được tia khúc xạ và tia phản xạ, góc khúc xạ và góc phản xạ. Giảm tải (theo văn bản của BGD&ĐT): Mục II: Không nhất thiết phải tiến hành dạy theo phương án SGK đã trình bày, có thể thay thế phương án TN khác (BGD giảm tải) |
|
Bài 41: Quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ |
– Không dạy | ||
46 | Bài 42: Thấu kính hội tụ | – Kiến thức trọng tâm:
+ Nhận biết được thấu kính hội tụ. + Nêu được tiêu điểm (chính), tiêu cự của thấu kính là gì. + Mô tả được đường truyền của tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ. Giảm tải (theo văn bản của BGD&ĐT): Câu C4: Bỏ ý “tìm cách kiểm tra điều này” (BGD giảm tải). |
– Xác định được thấu kính hội tụ qua việc quan sát trực tiếp các thấu kính này.
– Vẽ được đường truyền của các tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ. |
47 | Bài 43: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ | – Kiến thức trọng tâm:
Nêu được các đặc điểm về ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ. |
Dựng được ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ bằng cách sử dụng các tia đặc biệt. |
48, 49 | Bài tập về thấu kính hội tụ và hiện tượng khúc xạ ánh sáng | Vận dụng kiến thức hình học để giải các bài tập liên quan đến thấu kính hội tụ. | |
50 | Bài 44: Thấu kính phân kì | – Kiến thức trọng tâm:
+ Nhận biết được thấu kính phân kì. + Mô tả được đường truyền của các tia sáng đặc biệt qua thấu kính phân kì. |
|
51 | Bài 45: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì | – Kiến thức trọng tâm:
Nêu được các đặc điểm về ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì. |
+ Dựng được ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì bằng cách sử dụng các tia đặc biệt.
+ Xác định được thấu kính là thấu kính hội tụ hay thấu kính phân kì qua việc quan sát trực tiếp các thấu kính này và qua quan sát ảnh của một vật tạo bởi các thấu kính đó. |
52, 53 | Bài tập về thấu kính phân kì | Vận dụng kiến thức hình học để giải các bài tập liên quan đến thấu kính phân kỳ. | |
Bài 46: Thực hành: Đo tiêu cự của thấu kính hội tụ | – Cả bài khuyến khích học sinh tự làm | ||
54 | Ôn tập giữa học kì II | ||
55 | Ôn tập giữa học kì II | ||
56 | Kiểm tra giữa học kì II | ||
Bài 47: Sự tạo ảnh trên phim trong máy ảnh | – Cả bài khuyến khích học sinh tự học | ||
57 | Bài 48: Mắt | – Kiến thức trọng tâm:
+ Nêu được mắt có các bộ phận chính là thể thuỷ tinh và màng lưới. + Nêu được sự tương tự giữa cấu tạo của mắt và máy ảnh. + Nêu được mắt phải điều tiết khi muốn nhìn rõ vật ở các vị trí xa, gần khác nhau. |
|
58 | Bài 49: Mắt cận và mắt lão | – Kiến thức trọng tâm:
+ Nêu được đặc điểm của mắt cận và cách sửa. + Nêu được đặc điểm của mắt lão và cách sửa. |
|
59 | Bài 50: Kính lúp | – Kiến thức trọng tâm:
+ Nêu được kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn và được dùng để quan sát các vật nhỏ. + Nêu được số ghi trên kính lúp là số bội giác của kính lúp và khi dùng kính lúp có số bội giác càng lớn thì quan sát thấy ảnh càng lớn. – Nội dung điều chỉnh + Mục II. Khuyến khích HS tự học |
|
60 | Bài 51: Bài tập quang hình học (Bài tập 1+Bài tập 2 ) | Có thể chọn các bài tập khác cùng dạng phù hợp đối tượng HS. | Có thể chọn các bài tập khác cùng dạng phù hợp đối tượng HS. |
61 | Bài 51: Bài tập quang hình học (Bài tập 3 + 01 Bài tập về ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì) | Có thể chọn các bài tập khác cùng dạng phù hợp đối tượng HS. | Có thể chọn các bài tập khác cùng dạng phù hợp đối tượng HS. |
Bài 52: Ánh sáng trắng và ánh sáng màu | – Cả bài khuyến khích HS tự học | ||
62 | Bài 53: Sự phân tích ánh sáng trắng | – Kiến thức trọng tâm:
Nêu được chùm ánh sáng trắng có chứa nhiều chùm ánh sáng màu khác nhau và mô tả được cách phân tích ánh sáng trắng thành các ánh sáng màu. |
Giải thích được một số hiện tượng bằng cách nêu được nguyên nhân là do có sự phân tích ánh sáng trắng. |
Bài 54: Sự trộn các ánh sáng màu | – Không dạy | ||
Bài 55: Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và ánh sáng màu | – Cả bài khuyến khích HS tự học | ||
Bài 56: Các tác dụng của ánh sáng | – Cả bài khuyến khích HS tự học | ||
Bài 57: Thực hành: Nhận biết ánh sáng đơn sắc và ánh sáng không đơn sắc bằng đĩa CD |
– Cả bài khuyến khích HS tự học | ||
63 | Bài 58: Tổng kết chương III: Quang học | ||
CHƯƠNG IV – SỰ BẢO TOÀN VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG* Kiến thức trọng tâm:
– Nêu được một vật có năng lượng khi vật đó có khả năng thực hiện công hoặc làm nóng các vật khác. – Kể tên được các dạng năng lượng đã học. – Nêu được ví dụ hoặc mô tả được hiện tượng trong đó có sự chuyển hoá các dạng năng lượng đã học và chỉ ra được rằng mọi quá trình biến đổi đều kèm theo sự chuyển hoá năng lượng từ dạng này sang dạng khác. – Phát biểu được định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng. |
|||
64, 65 | Bài 59: Năng lượng và sự chuyển hóa năng lượng. Định luật bảo toàn năng lượng | – Kiến thức trọng tâm:
+ Nêu được một vật có năng lượng khi vật đó có khả năng thực hiện công hoặc làm nóng các vật khác. + Kể tên được những dạng năng lượng đã học. + Nêu được ví dụ hoặc mô tả được hiện tượng trong đó có sự chuyển hoá các dạng năng lượng đã học và chỉ ra được rằng mọi quá trình biến đổi đều kèm theo sự chuyển hoá năng lượng từ dạng này sang dạng khác. – Nội dung điều chỉnh + Mục III. HS tự học có hướng dẫn + Tích hợp với bài 60 thành một chủ đề |
|
– Kiến thức trọng tâm:
Phát biểu được định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng. Giảm tải (theo văn bản của BGD&ĐT): TN hình 60.2: Không bắt buộc làm thí nghiệm. – Nội dung điều chỉnh + Mục III. HS tự học có hướng dẫn + Tích hợp với bài 59 thành 1 chủ đề |
Giải thích một số hiện tượng và quá trình thường gặp trên cơ sở vận dụng định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng. | ||
Bài 61: Sản xuất điện năng. Nhiệt điện và thuỷ điện | – Cả bài khuyến khích HS tự học | ||
Bài 62: Điện gió. Điện mặt trời. Điện hạt nhân | – Cả bài khuyến khích HS tự học | ||
66 | Ôn tập cuối học kì II | ||
67 | Ôn tập cuối học kì II(tiếp) | ||
68 | Ôn tập cuối học kì II(tiếp) | ||
69 | Ôn tập cuối học kì II(tiếp) | ||
70 | Kiểm tra cuối học kì II |
Tải xuống – PPCT Vật lý 6,7,8,9
Link tải PPCT Vật lý 6: >>download Vật lý 6
Link tải PPCT Vật lý 7: >>download Vật lý 7
Link tải PPCT Vật lý 8: >>download Vật lý 8
Link tải PPCT Vật lý 9: >> download Vật lý 9
Hướng dẫn tải xuống:
Đầu tiên bạn click vào link tải, sau đó tài liệu hiện ra ở một tab mới.
Bước 1: Bạn di chuột tới phần: Tệp
Bước 2: Bạn di chuột tới phần Tải xuống.
Bước 3: Bạn click vào Microsoft word (.docx) để tải tập tin về máy
Tài liệu xem thêm:
Ma có thật hay chỉ là hiện tượng hóa học
Đề thi hsg môn hóa học 9 cấp huyện