Em hãy lấy một số ví dụ về huyền phù, nhũ tượng mà em biết trong thực tế
10. Phân biệt dung dịch, huyền phù và nhũ tượng
- Em hãy lấy một số ví dụ về huyền phù, nhũ tượng mà em biết trong thực tế
- Từ các hình 15.11 đến 15.13, hãy phân biệt dung dịch, huyền phù và nhũ tương.
- Hãy phân biệt hai dạng hỗn hợp: cát trong nước biển và muối trong nước biển
- Vào mùa hè, chúng ta thường pha nước chanh đường có đá để giải khát. Theo em, nên hòa tan đường vào nước ấm rồi cho đá vào hay cho đá vào trước rồi mới hòa tan đường
Trả lời:
- Ví dụ:
- Huyền phù: bùn trong nước, phù sa trong nước
- Nhũ tương: hỗn hợp lòng đỏ trứng và lòng trắng trứng, bơ, viên nang cá,…
- Phân biệt: Khi khuấy đều các hỗn hợp dung dịch, huyền phù và nhũ tương và để yên một lúc
- Dung dịch: chất tan tan vào nước tạo thành dung dịch không đổi
- Huyền phù: có chất tan bị lắng xuống dưới đáy
- Nhũ tương: nhìn thấy các chất lỏng phân bố không đồng nhất trong hỗn hợp
- Phân biệt: cát trong nước biển là huyền phù bởi vì nếu cho cát vào nước khuấy lên để một lúc sau sẽ thấy cát lắng xuống bên dưới đáy
Ngược lại, muối khi cho vào nước là dung dịch vì nó tan trong nước tạo thành dung dịch đồng nhất
- Nên hòa tan đường vào nước ấm rồi cho đá vào. Bởi vì trong nước ấm các phân tử nước chuyển động nhanh hơn, nên dễ hòa tan xen kẽ với được đường tạo thành dung dịch đường trong thời gian ngắn. Còn cho đá vào trước sẽ khiến nước bị lạnh, phân tử nước chuyển động chậm sẽ khiến mất thời gian đường tan để tạo thành dung dịch đường.
Tìm kiếm google: Giải sách giáo khoa KHTN 6 Chân trời sáng tạo | Giải bài tập KHTN 6 Chân trời sáng tạo | Giải bài tập sách Chân trời sáng tạo 6 KHTN;
Các bài viết khác:
Giải bài 16 Một số phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp – CTST
Giải bài 17 Tế bào – Đơn vị cơ sở của sự sống – CTST
Giải sách giáo khoa KHTN 6 Kết nối tri thức
Giáo Án PPT KHTN lớp 6 Sách Kết Nối Tri Thức
Liên hệ: Facebook: Sinhh Quách
Fanpage: PageHoahocthcs
♥Cảm ơn bạn đã xem: Em hãy lấy một số ví dụ về huyền phù, nhũ tượng mà em biết trong thực tế