Bài tập cuối khóa module 4 môn KHTN – Kế hoạch bài dạy module 4 môn KHTN
Tiết 21, 22,23,24- Bài 11.OXYGEN. KHÔNG KHÍ
(Thời gian thực hiện: 04 tiết)
I.Mục tiêu
1.Năng lực:
1.1. Năng lực chung
- Tự chủ và tự học:
– Chủ động ,tích cực tìm hiểu về tính chất và ứng dụng của Oxygen trong
cuộc sống, tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, liên hệ thực tế để trình bày được:
+ oxygen có ở đâu?
+ tính chất vật lý và tầm quan trọng của oxygen.
+ nguyên nhân, hâu quả của ô nhiễm không khí và các biện pháp bảo vệ môi trường không khí.
– Chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ của bản thân trong học tập; lựa chọn được các nguồn tài liệu học tập phù hợp; biết cách lưu giữ thông tin, ghi chú bài giảng của giáo viên theo các ý chính; biết nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân khi được giáo viên, bạn bè góp ý.
- Giao tiếp và hợp tác:
+ Hoạt động nhóm một cách hiệu quả , đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.
+ Hoạt động nhóm để liệt kê đồ dùng thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm xác định thành phần thể tích oxygen trong không khí.
+ Hoạt động nhóm để tìm hiểu nguyên nhân, hậu quả và biện pháp ô nhiễm không khí.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo:
– GQVĐ “Lập kế hoạch các công việc mà em có thể làm để bảo vệ môi trường không khí.”
-Phân tích, tóm tắt những thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau; biết phân tích được tình huống trong học tập, phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập; biết phát hiện yếu tố mới trong những ý kiến của người khác, hình thành ý tưởng dựa trên các nguồn thông tin đã cho; đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề liên quan đến bài học; biết chú ý lắng nghe và tiếp nhận thông tin, ý tưởng, có sự cân nhắc, chọn lọc để đánh giá vấn đề liên quan đến bài học.
1.2. Năng lực đặc thù
– Nhận thức khoa học tự nhiên:
+ Nêu được một số tính chất của oxygen: trạng thái, màu sắc, tính tan.
+ Nêu được tầm quan trọng của oxygen đối với sự sống, sự cháy và quá trình đốt cháy nhiên liệu.
+ Nêu được thành phần của không khí gồm: oxygen, nitrogen, carbon dioxide, hơi nước và các khí khác.
+ Trình bày được vai trò của không khí đối với tự nhiên.
+ Trình bày được sự ô nhiễm không khí bao gồm: các chất gây ô nhiễm, nguồn gây ô nhiễm không khí, biểu hiện của không khí bị ô nhiễm.
- Tìm hiểu tự nhiên:
+ Tìm được ví dụ về vai trò của oxygen trong đời sống.
+ Tiến hành được thí nghiệm đơn giản để xác định thành phần phần trăm thể tích của oxygen trong không khí.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
+ Nêu được một số biện pháp bảo vệ môi trường không khí và liên hệ với bản thân trong việc tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.
+ Vận dụng kiến thức về oxygen-không khí để giải thích một số hiện tượng liên quan thực tế.
+ Làm bài tập tính toán liên quan đến oxygen – không khí.
- Phẩm chất
– Yêu nước: tích cực, chủ động tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường không khí.
– Chăm chỉ: luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập; thích đọc sách, báo, tìm tư liệu trên mạng Internet để mở rộng hiểu biết về oxygen và không khí; có ý thức vận dụng kiến thức đã học về oxygen và không khí phục vụ đời sống hằng ngày.
– Trung thực:Báo cáo trung thực kết quả thí nghiệm xác định thành phần phần trăm thể tích của oxygen trong không khí; đấu tranh với các hành vi thiếu trung thực trong học tập.
– Trách nhiệm:Tôn trọng và thực hiện nội quy nơi công cộng về bảo vệ môi trường không khí; không đổ lỗi cho người khác về kết quả chưa cao trong các hoạt động học tập nhóm.
Tiết 1:
II.Thiết bị và học liệu dạy học
- Chuẩn bị của giáo viên
– Máy chiếu đa năng.
– Hình ảnh, tư liệu thể hiệnoxygen có ở khắp nơi trên Trái Đất, về vai trò của oxygen (sự cháy, sự hô hấp…).
- Chuẩn bị của HS
– Đọc trước bài.
– Tìm hiểu và liên hệ về vai trò của khí oxygen trong đời sống.
III. Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Mở đầu
a) Mục tiêu:Dự đoán đượcoxygen có ở khắp mọi nơi trên trái đất vàtầm quan trọng của oxygen đối với sự sống.
b) Nội dung:Học sinh tham gia trò chơi “Tôi là ai”
Gv yêu cầu HS trả lời cáccâu hỏi
c) Sản phẩm:Trả lời được câu hỏi qua các dữ kiện mà trò chơi đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện:
- GV: thông báo luật chơi
- GV: đưa dần các thông tin (hình ảnh) để HS trả lời câu hỏi: “Tôi là ai” HS nào trả lời đúng và nhanh nhất sẽ thắng.
+ Dữ kiện 1: Mọi sinh vật sống đều cần đến tôi.
+ Dữ kiện 2: Tôi có mặt ở khắp mọi nơi trong đất, trong nước, trong không khí.
+ Dữ kiện 3: Tôi là 1 thành phần của không khí.
+ Dữ kiện 4: Các bệnh nhân bị khó thở không thể thiếu tôi.
………………….
Bản xem trước:
Tải về:
Từ khóa google:
Các bài viết khác:
Đáp án module 5 tất cả các môn
ĐÁP ÁN MODULE 5 CHƯƠNG TRÌNH TỔNG THỂ
Đáp án module 4 tất cả các môn
Đáp án module 4 chương trình tổng thể
Vì sao lại dùng tro bếp để bón cây?
TUYỂN TẬP HAY ĐỀ THI HSG MÔN HÓA HỌC CẤP THPT
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MODULE 4 MÔN TOÁN THCS
Vì sao khi luộc rau muống cần cho thêm một ít muối ăn NaCl
Liên hệ: Facebook: Sinhh Quách
Fanpage: PageHoahocthcs
♥Cảm ơn bạn đã xem: Bài tập cuối khóa module 4 môn KHTN – Kế hoạch bài dạy module 4 môn KHTN; Bài tập cuối khóa module 4 môn KHTN – Kế hoạch bài dạy module 4 môn KHTN Bài tập cuối khóa module 4 môn KHTN – Kế hoạch bài dạy module 4 môn KHTN; Bài tập cuối khóa module 4 môn KHTN – Kế hoạch bài dạy module 4 môn KHTN; Bài tập cuối khóa module 4 môn KHTN – Kế hoạch bài dạy module 4 môn KHTN; Bài tập cuối khóa module 4 môn KHTN – Kế hoạch bài dạy module 4 môn KHTN; Bài tập cuối khóa module 4 môn KHTN – Kế hoạch bài dạy module 4 môn KHTN