Kế hoạch bài dạy môn Địa Lí module 4
Kế hoạch bài dạy môn Địa Lí module 4
TÊN BÀI DẠY: CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM
Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 9
Thời gian thực hiện: (1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Yêu cầu cần đạt:
– Trình bày được thành phần, cơ cấu sự phân bố các dân tộc ở nước ta.
2. Năng lực
* Năng lực chung
– Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.
– Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.
* Năng lực Địa lí
– Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích bảng số liệu về số dân phân theo thành phần dân tộc.
– Năng lực tìm hiểu địa lí: sử dụng Atlat để trình bày sự phân bố các dân tộc Việt Nam
– Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Thu thập thông tin về một dân tộc đang sinh sống tại địa phương em.
3. Phẩm chất
– Nhân ái: Có thái độ chung sống đoàn kết với các dân tộc khác trên đất nước
– Trách nhiệm trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc mình và các dân tộc khác trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
– Bản đồ sự phân bố các dân tộc Việt Nam.
– Tranh ảnh, clip về các dân tộc
2. Chuẩn bị của HS
– Atlat Địa lí Việt Nam, đọc tìm hiểu bài trước khi đến lớp
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)
a) Mục tiêu:
– Khảo sát nhu cầu khám phá, tìm hiểu, học tập về các dân tộc Việt Nam
– Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới.
b) Nội dung:
HS quan sát video kết hợp kiến thức thực tế trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm
– HS trả lời được câu hỏi.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ: HS quan sát video về các dân tộc ở VN và trả lời câu hỏi
– Em có nhận xét gì về các dân tộc ở VN?
– Em hãy nêu những biểu hiện chứng tỏ các dân tộc có sự đoàn kết, gắn bó với nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
– Các dân tộc có điểm nào khác nhau?
Bước 2: HS quan sát video và bằng hiểu biết để trả lời
Bước 3: HS trình bày kết quả, bổ sung
Bước 4: GV nhận xét và dẫn dắt HS vào bài học: Việt Nam là một quốc gia có nhiều dân tộc cùng chung sống. Các dân tộc tộc khác nhau về một số đặc điểm nhưng với truyền thống yêu nước, đoàn kết, các dân tộc đã sát cánh bên nhau trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cộng đồng các dân tộc ở VN: các dân tộc VN có đặc điểm gì? Sự phân bố của các dân tộc….
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới
2.1. Hoạt động 1: Các dân tộc ở Việt Nam (20 phút)
a) Mục tiêu:
– HS biết được nước ta có 54 dân tộc. Dân tộc Kinh có số dân đông nhất. Các dân tộc có đặc trưng riêng về văn hóa thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, phong tuc, tập quán…
– HS biết được các dân tộc có số dân khác nhau và trình độ phát triển kinh tế khác nhau, mỗi dân tộc có kinh nghiệm riêng trong sản xuất
b) Nội dung:
– HS dựa vào nội dung sách giáo khoa và các hình ảnh về trang phục, phong tục, hoạt động kinh tế của các dân tộc để trả lời các câu hỏi.
c) Sản phẩm:
Học sinh trả lời các câu hỏi:
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Cho HS xem tranh về đại gia đình các dân tộc Việt Nam
Học sinh trả lời các câu hỏi:
– Dựa vào những hiểu biết của cá nhân cho biết nước ta có bao nhiêu dân tộc?
– Các dân tộc Việt Nam có những đặc điểm nào khác nhau?
– Cho biết dân tộc nào có số dân đông nhất? Chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
– Thử nêu đặc điểm của dân tộc Việt (Kinh)?
– Các dân tộc ít người có phong tục, tập quán canh tác ntn?
– Hãy kể tên 1số sản phẩm thủ công tiêu biểu của các dân tộc ít người mà em biết?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ trong 4 phút
Bước 3: HS trình bày trước lớp, các HS khác nhận xét bổ sung
Bước 4: GV chuẩn xác kiến thức và cho HS ghi bài:
– Nước ta có 54 dân tộc.
– Dân tộc Việt (Kinh) có số dân đông nhất, chiếm 85,3 % dân số cả nước – có nhiều kinh nghiệm trong thâm canh lúa nước, có nhiều nghề thủ công đạt mức độ tinh xảo, là lực lượng đông đảo trong các ngành kinh tế và khoa học kĩ thuật.
– Các dân tộc ít người chiếm 14,7 % ds cả nước – có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, mỗi dân tộc có kinh nghiệm riêng trong sản xuất và đời sống
– Một số sản phẩm thủ công tiêu biểu của các dân tộc ít người:
+ Hàng thổ cẩm của các dân tộc Mông, Thái, Dao,…(Tây Bắc).
+ Hàng tơ lụa của dân tộc Chăm (An Giang).
+ Đồ gốm của dân tộc Chăm (Ninh Thuận).
+ Cồng, chiêng của các dân tộc Ba – na, Ê – đê, Gia – rai (Tây Nguyên)\
2.2. Hoạt động 2: Phân bố các dân tộc (12 phút)
a) Mục tiêu:
– HS trình bày được sự phân bố các dân tộc ở nước ta
– Trình bày được sự khác nhau về dân tộc và phân bố dân tộc giữa các khu vực: Trung du và miền núi phía Bắc với khu vực Trường Sơn -Tây Nguyên, các tỉnh cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ
b) Nội dung:
– Học sinh tìm hiểu kiến thức sự phân bố các dân tộc để hoạt động nhóm.
c) Sản phẩm: Hoàn thành các hoạt động nhóm
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV phân lớp thành 4 nhóm – HS dựa vào nội dung sự phân bố các dân tộc và lược đồ Dân tộc trang 16 Atlat Địa Lí VN và thực hiện nhiệm vụ
▪N1: Tìm hiểu sự phân bố của người Việt.
▪N2: Tìm hiểu xem vùng núi & trung du Bắc Bộ là địa bàn cư trú của dân tộc nào?
▪N3: Tìm hiểu các dân tộc nào cư trú ở vùng Trường Sơn-Tây Nguyên?
▪N4: Tìm hiểu xem các dân tộc nào cư trú ở các tỉnh Cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ thảo luận theo sự phân công của GV
Bước 3: HS đại diện các nhóm trả lời – Nhóm khác nhận xét bổ sung
Bước 4: GV nhận xét, chuẩn kiến thức và ghi bảng.
– Dân tộc Việt chiếm 85,3%phân bố chủ yếu ở các đồng bằng, trung du và vùng ven biển. Các dân tộc ít người chiếm 14,7 % phân bố chủ yếu ở trung du và miền núi
– Vùng núi và trung du Bắc Bộ là địa bàn cư trú đan xen của trên 30 dân tộc. Ở vùng thấp người Tày, Nùng sống tập trung đông ở tả ngạn sông Hồng, người Thái, Mường phân bố từ hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả. Người Dao sinh sống chủ yếu ở các sườn núi từ 700-1000m. Trên các vùng núi cao là địa bàn cư trú của người Mông.
– Khu vực Trường Sơn-Tây Nguyên có trên 20 dân tộc ít người, cư trú thành vùng khá rõ rệt, người Ê- đê ở Đắk- lắk, người Gia-rai ở Kon-tum và Gia lai, người Co-ho ở Lâm Đồng….
– Các tỉnh vùng Cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ: có các dân tộc Chăm, Khơ me cư trú thành từng dải hoặc xen kẽ với người Việt. Người Hoa tập trung chủ yếu ở các đô thị, nhất là ở thành phố HCM.
3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút)
a) Mục tiêu:
– Giúp học sinh củng cố và khắc sâu nội dung kiến thức bài học
b) Nội dung: Vận dụng kiến thức bài học để đưa ra đáp án.
c) Sản phẩm: HS đưa ra đáp án dựa theo sơ đồ
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV trình chiếu sơ đồ cho HS quan sát và hướng dẫn sơ qua cách xây dựng sơ đồ tư duy:
Bước 2: GV yêu cầu các học sinh hệ thống lại kiến thức bài học một cách khái quát qua sơ đồ tư duy dạng mindmap hoặc theo cách mình muốn thể hiện.
Bước 3: Quy định thời gian hoàn thiện là 5 Phút
Bước 4: Chấm bài một số HS xong sớm
4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút)
a) Mục tiêu: Hệ thống lại kiến thức về dân tộc Việt Nam
b) Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học hoàn thành nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Viết được 1 đoạn văn ngắn.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Qua tìm hiểu thực tế, hãy viết 1 đoạn thông tin khoảng 200 từ giới thiệu những nét chính về văn hóa của dân tộc em.
Gợi ý:
– Em thuộc dân tộc nào? Đứng thứ mấy trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam
– Địa bàn cư trú chủ yếu của dân tộc em.
– Ngôn ngữ chính của dân tộc em
– Nét độc đáo của trang phục
– Lễ hội đặc trưng,…
Bước 2: HS hỏi và đáp ngắn gọn.
Bước 3: GV dặn dò HS tự làm ở nhà tiết sau nhận xét.
Kế hoạch bài dạy môn Địa Lí module 4
Từ khóa google: Kế hoạch bài dạy môn Địa Lí module 4; Kế hoạch bài dạy môn Địa Lí module 4; Kế hoạch bài dạy môn Địa Lí module 4; Kế hoạch bài dạy môn Địa Lí module 4
Các bài viết khác:
Đáp án module 4 chương trình tổng thể
Vì sao lại dùng tro bếp để bón cây?
TUYỂN TẬP HAY ĐỀ THI HSG MÔN HÓA HỌC CẤP THPT
Đề thi HSG môn Hóa 12 tỉnh Hải Dương năm 2020-2021
TUYỂN TẬP 10 ĐỀ THI TN THPT MÔN HÓA HỌC NĂM 2021
Chất khí nào sau đây được tạo ra từ bình chữa cháy và dùng để sản xuất thuốc giảm đau dạ dày?
Liên hệ: Facebook: Sinhh Quách
Fanpage: PageHoahocthcs
♥Cảm ơn bạn đã xem: Kế hoạch bài dạy môn Địa Lí module 4; Kế hoạch bài dạy môn Địa Lí module 4; Kế hoạch bài dạy môn Địa Lí module 4; Kế hoạch bài dạy môn Địa Lí module 4; Kế hoạch bài dạy môn Địa Lí module 4; Kế hoạch bài dạy môn Địa Lí module 4; Kế hoạch bài dạy môn Địa Lí module 4; Kế hoạch bài dạy môn Địa Lí module 4; Kế hoạch bài dạy môn Địa Lí module 4; Kế hoạch bài dạy môn Địa Lí module 4; Kế hoạch bài dạy môn Địa Lí module 4; Kế hoạch bài dạy môn Địa Lí module 4; Kế hoạch bài dạy môn Địa Lí module 4; Kế hoạch bài dạy môn Địa Lí module 4