Trong thí nghiệm 1, các vật (hai mảnh nilong) sau khi cọ xát với len đã mang điện tích cùng loại hay khác loại? Hỏi tương tự với thí nghiệm 2,3
Đọc thông tin và trả lời câu hỏi (SGK KHTN 7 trang 110)
a, Trong thí nghiệm 1, các vật (hai mảnh nilong) sau khi cọ xát với len đã mang điện tích cùng loại hay khác loại? Hỏi tương tự với thí nghiệm 2,3
b, Hãy giải thích hiện tượng quan sát được khi cọ xát hai quả bóng bay vào tóc khô rồi treo cạnh nhau trong thí nghiệm đầu tiên.
c, Khi cọ xát các vật với nhau, electron có thể dịch chuyển từ vật này sang vật khác làm cho các vật nhiễm điện. Trong hình 18.3 sau khi cọ xát, vật nào nhận thêm electron, vật nào mất bớt electron? Vật nào nhiễm điện dương, vật nào nhiễm điện âm?
Trả lời:
a, Thí nghiệm 1, hai mảnh nilong đẩy nhau nên sau khi cọ xát với len chúng mang điện tích cùng loại.
Thí nghiệm 2, hai thanh nhựa sẫm màu đẩy nhau nên sau khi cọ xát với vải khô chúng mang điện tích cùng loại.
Thí nghiệm 3, thanh nhựa sẫm màu với thanh thủy tinh hút nhau nên sau khi cọ xát thanh nhựa sẫm màu với vải, thanh thủy tinh vơi len thì chúng mang điện tích khác loại.
b, Trước khi cọ xát 2 quả bóng bay trung hòa về điện, sau khi cọ xát thì chúng mang điện tích cùng loại nên chúng đẩy nhau.
c, Thanh thước nhựa đã nhận thêm electron, mảnh vải mất bớt electron.
Mảnh vải nhiễm điện dương, thanh thước nhựa nhiễm điện âm.
Từ khóa tìm kiếm google: Giải sách giáo khoa KHTN 7 | Giải bài tập KHTN 7 | Giải bài tập sách KHTN 7; Giải KHTN 7; Giải KHTN 7 Bài 18. Điện tích, sự nhiễm điện
Các bài viết khác:
Giải sách giáo khoa KHTN 6 cánh diều
Giải sách giáo khoa KHTN 6 Kết nối tri thức
Giáo Án PPT KHTN lớp 6 Sách Kết Nối Tri Thức
Liên hệ: Facebook: Sinhh Quách
Fanpage: PageHoahocthcs
♥Cảm ơn bạn đã xem: Trong thí nghiệm 1, các vật (hai mảnh nilong) sau khi cọ xát với len đã mang điện tích cùng loại hay khác loại? Hỏi tương tự với thí nghiệm 2,3