1. Chất có ở đâu?
a. Vật thể:
- Vật thể tự nhiên gồm có một số chất khác nhau.
Ví dụ: khí quyển gồm có các chất khí như nito, oxi,… ; trong thân cây mía gồm các chất: đường (tên hóa học là saccarozo), nước, xenlulozo,…; đá vôi có thành phần chính là chất canxi cacbonat.
- Vật thể nhân tạo được làm bằng vật liệu. Mọi vật liệu đều là các chất hay hỗn hợp mộit số chất.
Ví dụ: ấm đun bằng nhôm, bàn bằng gỗ, lọ hoa bằng thủy tinh,…
b. Chất có ở đâu?
- Chất có trong tự nhiên ( đường, xenlolozo,…)
- Chất do con người điều chế được, như: chất dẻo, cao su,…
2. Tính chất của chất
- Tính chất vật lí: trạng thái (rắn, lỏng, khí), màu, mùi vị, tính tan, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi,…
- Tính chất hóa học: là khả năng biến đổi thành chất khác. VD: khả năng phân hủy, tình cháy,…
- Các cách nhận biết: Quan sát, dùng dụng cụ đo, làm thí nghiệm.
- Lợi ích của việc hiểu biết tính chất của chất:
+ Nhận biết chất, phân biệt chất này với chất khác
+ Biết cách sử dụng chất
+ Biết ứng dụng chất thích hợp trong đời sống và sản xuất
3. Chất tinh khiết
- Hỗn hợp: là hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau. Ví dụ: nước biển, nước khoang, nước muối,…
- Chất tinh khiết: là chất không có lẫn chất khác. Ví dụ: nước cất
- Cách tách chất ra khỏi hỗn hợp: dựa vào sự khác nhau của tính chất vật lý.