Soạn bài Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu – Những bài hướng dẫn soạn các bài trong bộ sách Ngữ Văn 10 KNTTVCS hy vọng sẽ giúp các bạn phần nào trong quá trình học tập, giúp các em học tốt hơn môn ngữ văn THPT.
Soạn bài Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu
KHỞI ĐỘNG
Câu 1: Bạn có hay theo dõi tin tức không? Bạn thường theo dõi tin tức trên những kênh truyền thông nào và quan tâm đến những gì khi tiếp nhận tin tức?
Trả lời:
Tôi cũng hay theo dõi tin tức. Tôi thường theo dõi tin tức thông tin qua bản tin thời sự của VTV, qua Facebook. Khi tiếp nhận tin tức, tôi quan tâm đến độ xác thực của thông tin.
Câu 2: Bạn biết gì về tầng ozone và đã bao giờ nghe về việc tầng ozone bị thủng?
Trả lời:
Tầng Ozone là một lớp sâu trong tầng bình lưu của Trái Đất, chúng hấp thụ hết 97-99% tia cực tím có hại từ ánh sáng Mặt Trời
ĐỌC VĂN BẢN
Câu 1: Nhan đề và những thông tin trong phần sa-pô của văn bản có gì đáng chú ý?
Trả lời:
Nhan đề và những thông tin trong phần sa-pô của văn bản đã khái quát được nội dung và vấn đề chính của văn bản.
Câu 2: Hai nhà khoa học Mô-li-nơ và Rao-lân đã phát hiện sự thật gì về chất CFC?
Trả lời:
Hai nhà khoa học Mô-li-nơ và Rao-lân đã phát hiện sự thật về chất CFC: Ở thượng tầng khí quyển, các phân tử khí CFC bị phân hủy dưới tia UV. Sau đó, mỗi nguyên tử Cl tự do sẽ “cướp lấy” một nguyên tử O, khiến O3 (khí ozone) nay chỉ còn là O2 (khí oxygen), tức là “bào” lớp ozone.
Câu 3: Những tổn hại to lớn mà chất CFC gây ra đối với tầng ozone đã được diễn giải như thế nào?
Trả lời:
Những tổn hại to lớn mà chất CFC gây ra đối với tầng ozone đã được diễn giải bởi nhóm nhà hóa học khí quyển do bà Xu-đần Xô-lơ-mơn (Susan Solomon) dẫn đầu cuộc thám hiểm ở Nam Cực để tìm câu trả lời. Câu trả lời hoàn toán giống với kết quả nghiên cứu trước đó của Mô-li-nơ và Rao-lân vào năm 1974.
Câu 4: Liên hợp quốc đã có những nỗ lực gì nhằm xóa sổ các hóa chất có hại cho tầng ozone?
Trả lời:
Liên hợp quốc đã có những nỗ lực nhằm xóa sổ các hóa chất có hại cho tầng ozone:
- Đàm phán về một hiệp ước xóa sổ các hóa chất có hại cho tầng ozone – chủ yếu là CFC.
- Đưa ra nghị định thư Mông-tơ-rê-an có hiệu lực từ năm 1989.
Câu 5: Những nhân tố nào làm nên thành công của nỗ lực hồi phục tầng ozone?
Trả lời:
– Những nhân tố làm nên thành công của nỗ lực hồi phục tầng ozone:
- Những cá nhân cụ thể đã “kích hoạt” quá trình thay đổi quỹ đạo của nhân loại.
- Công chúng, sự đồng thuận của quốc tế và hành động nhất quán toàn cầu.