Phân tích tác phẩm Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu
Trả lời câu hỏi:
PHẦN THAM KHẢO MỞ RỘNG
Câu hỏi 4. Phân tích tác phẩm Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu
Trả lời:
Tác phẩm viết về đề tài bảo vệ sự sống trên Trái Đất. Nhan đề của bài đã giới thiệu khái quát nội dung của văn bản, tạo sự chú ý và giúp người đọc định hướng nhận biết nội dung của văn bản đó là “Phục hồi được tầng ozone là một thành công hiếm hoi của những nỗ lực toàn cầu.”
Phần sa-pô của bài đã giới thiệu khái quát nội dung của văn bản, tạo sự chú ý và giúp người đọc định hướng nhận biết nội dung của văn bản: tình hình về tầng ozone đang sáng sủa và câu chuyện phục hồi, bảo vệ tầng ozone đã chứng tỏ rằng khi khoa học và quyết tâm chính trị hợp lực, thế giới có thể thay đổi vận mệnh của mình. Phần chữ in đậm đã cung cấp thông tin chính của từng phần/ mục trong văn bản, tạo bố cục mạch lạc cho văn bản, giúp người đọc dễ tiếp nhận văn bản.
Văn bản có hai dòng chữ in đậm đó là khoa học vào vai thám tử và đồng lòng. Hai dòng chữ in đậm giúp người đọc hình dung được vấn đề mà tác giả muốn đề cập đến điều gì trong văn bản.
Có những nghiên cứu về tầng ozone như sau:
Vị trí: tầng ozone nằm ở độ cao khoảng 15 – 40 km so với bề mặt Trái Đất, thuộc tầng bình lưu. Vai trò: tầng ozone như lớp “kem chống nắng” che chắn cho hành tinh khỏi tia cực tím (UV). Nguyên nhân đã suy giảm tầng ozone: hợp chất CFC là nguyên nhân suy giảm tầng ozone.
Nhân tố làm nên thành công của nỗ lực phục hồi tầng ozone đó là năm 1986, Liên hợp quốc đàm phán về hiệp ước xóa sổ CFC. Các nhà khoa học và nhóm cộng sự đã vạch ra hàng trăm giải pháp loại bỏ dần CFC, cùng với sự nỗ lực của công chúng toàn cầu, tầng ozone đang dần hồi phục.
Về phương tiện ngôn ngữ, chủ yếu sử dụng từ ngữ đơn nghĩa vì nội dung của văn bản cung cấp thông tin có tính học thuật. Sử dụng phép tu từ, lối diễn đạt thu hút sự chú ý, gây ấn tượng mạnh mẽ với người đọc. Sa-pô cũng “mời gọi” người đọc: “nếu lâu rồi bạn không nghe tin tức gì về tầng ozone… vận mệnh của mình”. Sa-pô được viết theo cách đưa giả thiết “nếu – thì” và có tính chất đối thoại với người đọc. Cùng với nhiều cách diễn đạt thú vị gợi liên tưởng ở người đọc: khoa học vào vai thám tử, tầng ozone như một lớp kem chống nắng, các nhà khoa học là tuyến phòng thủ đầu tiên….
Về phương tiện phi ngôn ngữ, cung cấp hình ảnh trực quan cụ thể như con số, hình ảnh, thang đơn vị, có sử dụng màu sắc hỗ trợ về thông tin. Sự kết hợp kênh hình với kênh chữ giúp người đọc nắm bắt thông tin cô đọng, trực quan, hiệu quả.
Từ khóa tìm kiếm trên google: Soạn Ngữ văn 10 Kết nối tri thức; soạn văn 10 KNTTVCS; Soạn ngữ văn 10 KNTT; Soạn ngữ văn; Soạn bài Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu; Phân tích tác phẩm Phục hồi tầng ozone
Các bài viết khác:
Giải sách giáo khoa Lịch Sử 10 | Giải bài tập Lịch Sử 10 | Giải bài tập sách Lịch Sử 10
Giải sách giáo khoa Địa Lí 10 | Giải bài tập Địa Lí 10 | Giải bài tập sách Địa Lí 10
Liên hệ: Facebook: Sinhh Quách
Fanpage: PageHoahocthcs
♥ Cảm ơn bạn đã xem: Phân tích tác phẩm Phục hồi tầng ozone