1. Trong giảm phân, các NST nhân đôi một lần nhưng lại phân chia hai lần, kết quả là tạo ra các giao tử có số lượng NST giảm đi một nửa (n NST) so với tế bào ban đầu (2n NST). Các giao tử đực và giao tử cái kết hợp với nhau trong quá trình thụ tinh tạo thành hợp tử (2n), khôi phục lại bộ NST 2n đặc trưng cho loài. Tế bào hợp tử trải qua nhiều lần nguyên phân và biệt hoá tế bào phát triển thành cơ thể đa bào trưởng thành. Như vậy, quá trình giảm phân kết hợp với thụ tinh và nguyên phận là cơ sở của sinh sản hữu tính ở sinh vật, đảm bảo duy trì bộ NST 2n đặc trưng cho loài.
2. Điểm khác nhau cơ bản nhất giữa nguyên nhân và giảm phân:
Nguyên phân |
Giảm phân |
Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng |
Xảy ra ở tế bào sinh dục cái |
Trải qua 1 lần phân bào |
Trải qua 2 lần phân bào |
Từ 1 tế bào mẹ, qua nguyên phân cho 2 tế bào con |
Từ 1 tế bào mẹ, qua giảm phân cho 4 tế bào con |
Có sự phân li đồng đều của các cặp NST kép tương đồng về hai cực tế bào. |
Có sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST kép tương đồng về hai cực tế bào. |
3. Trao đổi chéo giữa các NST tương đồng trong giảm phân tạo ra nhiều loại giao tử có kiểu gene khác nhau, là cơ sở để tạo ra vô số các biến dị tổ hợp ở đời con, cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hoá và chọn giống.
♥Cảm ơn bạn đã xem: Nêu điểm khác nhau cơ bản nhất giữa nguyên nhân và giảm phân; Nêu điểm khác nhau cơ bản nhất giữa nguyên nhân và giảm phân