“Lúa chiêm lấp ló đầu bờ, Hễ nghe tiếng sấm, phất cờ mà lên”. Tại sao khi nghe tiếng sấm lúa chiêm lại phất cờ mà lên? Điều này giải thích như thế nào?
Trả lời: Khi trời sấp chớp phản ứng giữa nitơ và ôxi xảy ra và các phản ứng hóa học khác tạo ra (-NO3) tan trong nước mưa thấm vào đất cung cấp cho đất một lượng nitơ (còn gọi là phân đạm) do đó lúa tốt tươi. Nhờ hiện tượng này hàng năm phân đạm tăng 6 – 7 kg N2 cho mỗi mẫu đất. Ngày nay người ta điều chế ure từ không khí chủ động bón cho cây trồng và trong nền nông nghiệp hiện đại cần phải dùng nhiều phân bón và nhiệm vụ của ngành công nghiệp hóa chất “hướng về không khí đòi lương thực” là càng lớn.
Từ khóa google: Hóa cuộc sống; hóa học thường ngày; hóa vì sao; hóa ứng dụng;
Các bài viết khác:
Vì sao lại dùng tro bếp để bón cây?
TUYỂN TẬP HAY ĐỀ THI HSG MÔN HÓA HỌC CẤP THPT
Đề thi HSG môn Hóa 12 tỉnh Hải Dương năm 2020-2021
TUYỂN TẬP 10 ĐỀ THI TN THPT MÔN HÓA HỌC NĂM 2021
Chất khí nào sau đây được tạo ra từ bình chữa cháy và dùng để sản xuất thuốc giảm đau dạ dày?
Liên hệ: Facebook: Sinhh Quách
Fanpage: PageHoahocthcs
♥Cảm ơn bạn đã xem: Lúa chiêm lấp ló đầu bờ, Hễ nghe tiếng sấm, phất cờ mà lên