Giáo án Vật lý 6 chương trình giáo dục THCS giành cho giáo viên tham khảo. Hoahocthcs.om kính mời các bạn đọc giả cùng tham khảo nhé.!
Giáo án Vật lý 6
Các bài viết trước:
Giáo án Bồi dưỡng HSG môn Ngữ văn 8
TIẾT 1, BÀI 1+BÀI 2: ĐO ĐỘ DÀI
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
– Nêu được một số dụng cụ đo độ dài, đo thể tích với GHĐ và ĐCNN của chúng.
– Biết xác định giới hạn đo (GHĐ), độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của dụng cụ đo.
- Kĩ năng
– Biết ước lượng gần đúng một số độ dài cần đo
– Xác định được GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo độ dài, đo thể tích.
– Xác định được độ dài trong một số tình huống thông thường.
– Biết tính giá trị trung bình của kết quả đo
- Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, ý thức hợp tác làm việc trong nhóm.
- CHUẨN BỊ
- Giáo viên
- Học sinh
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
- Ổn định tổ chức, làm quen lớp
- Kiểm tra bài cũ
3.Bài mới
- Đặt vấn đề như sách giáo khoa
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh | |
Hoạt động 1: Ôn lại và ước lượng độ dài một số đơn vị đo độ dài | ||
I. Đơn vị đo độ dài
1. – Yêu cầu HS tự ôn tập, trả lời câu C1 2. Ước lượng đo độ dài: Trong mỗi bàn cho 1 HS ước lượng, 1HS khác kiểm tra theo câu C2 Yêu cầu HS về thực hiện trả lời C3 |
I. Đơn vị đo độ dài
1. Ôn lại một số đơn vị đo độ dài 1m = 10 dm; 1m = 100cm 1m = 1000mm; 1km = 1000m 2. Ước lượng đo độ dài: |
|
Hoạt động 2: Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài | ||
II. Đo độ dài
1. Yêu cầu HS quan sát hình 1.1 và trả lời câu C4. Yêu cầu HS đọc khái niệm GHĐ và ĐCNN C5. Yêu cầu HS về thực hiện Yêu cầu HS thực hành câu C6, C7 Kiểm tra HS trình bày vì sao lại chọn thước đó? Thông báo: Việc chọn thước đo có ĐCNN và GHĐ phù hợp với độ dài của vật đo giúp ta đo chính xác. Nêu ví dụ cho HS rõ. 2. Đo dộ dài Giới thiệu cách đo độ dài bằng thước. |
II. Đo độ dài :
1. Tìm hiểu dụng cụ đo dộ dài : Hoạt động theo nhóm trả lời C4 Đọc tài liệu và trả lời: – GHĐ của thước là…… ĐCNN của thước là…. Hoạt động cá nhân trả lời câu C6, C7. Hoạt động các nhân 2. Đo dộ dài Lắng nghe. |
|
Hoạt động 3: Đo độ dài | ||
III. Cách đo dộ dài
Yêu cầu HS đọc kỹ các câu hỏi C1; C2; C3; C4; C5, sau đó thảo luận nhóm trả lời câu C6 Rút ra kết luận . Yêu cầu HS thực hiện theo nhóm đã phân và thực hiện C6 |
III. Cách đo dộ dài
– Thực hiện theo nhóm. Kết Luận. C6: (1)Độ dài, (2)GHĐ, (3)ĐCNN, (4)dọc theo, (5)Ngang bằng với, (6)Vuông góc, (7)Gần nhất |
|
Hoạt động 4: Vận dụng, củng cố | ||
Yêu cầu HS các cá nhân thực hiện nhanh và cần độ chính xác trong các C7; C8; C9.
Vậy để đo độ dài ta cần thực hiện các thao tác gì? (k) |
Làm việc cá nhân các câu C7, C8, C9.
Thảo luận cả lớp. |
- Củng cố : Yêu cầu HS lại kiến thức cơ bản về cách đo độ dài.
- Dặn dò : Học thuộc phần ghi nhớ và làm các bài tập trong sách bài tập.
- Rút kinh nghiệm giờ dạy
………………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………….. Ngày soạn: 26/8/2019
Ngày dạy: 30/8/2019 6A
31/8/2019 6B
TIẾT 2, BÀI 3: ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG
- Mục tiêu
- Kiến thức
– Kể tên một số dụng cụ đo thể tích chất lỏng: ca, cốc, bình chia độ…..
– Biết cách xác định thể tích chất lỏng bằng dụng cụ đo phù hợp.
- Kỹ năng
– Biết sử dụng dụng cụ đo thể tích để đo thể tích chất lỏng theo đúng quy trình.
– Biết đọc chính xác kết quả đo thể tích.
- Thái độ
– Cẩn thận, tỉ mỉ khi đo thể tích chất lỏng.
- CHUẨN BỊ
- Giáo viên
- Học sinh
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
- Ổn định tổ chức
- Kiểm tra bài cũ
GV : Một em lên bảng nêu cách đo độ dài.
HS : cách đo độ dài:
+ Ước lượng độ dài cần đo để chọn thước đo thích hợp.
+ Đặt thước và mắt nhìn đúng cách.
+ Đọc, ghi kết quả đo đúng quy định.
3.Bài mới
- Đặt vấn đề như sách giáo khoa
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
Hoạt động 1: Ôn lại đơn vị đo thể tích | |
I. ĐƠN VỊ ĐO THỂ TÍCH:
– GV: Yêu cầu HS đọc phần I GV: Một vật dù lớn hay nhỏ cũng chiếm một khoảng trong không gian gọi là thể tích. – Đơn vị đo thể tích nào thường dùng? – GV: Yêu cầu HS trả lời câu C1. |
HS: – Đơn vị đo thể tích thường dùng là mét khối (m3) và lít (l).1 lít =1dm3; 1ml = 1cm3= 1cc.
. C1: + 1 m3 = 1000dm3 = 1000000cm3. + 1 m3 = 1000l = 1000000ml =1000000cc |
Hoạt động 2: Tìm hiểu về dụng cụ đo thể tích chất lỏng | |
II. ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG.
– Giới thiệu cho HS quan sát các bình chia độ trong hình 3.1 SGK và cho biết GHĐ và ĐCNN của mỗi bình. (trả lời C2). – Ở nhà các em thường thấy dùng dụng cụ gì để đo thể tích chất lỏng (C3) – Giới thiệu các loại bình đo thể tích trong thí nghiệm. Cho các em quan sát các loại bình chia độ (Đổi nhóm 2 lần) C4
|
C2: + Ca to có GHĐ 1 lít;
+ Ca nhỏ có GHĐ và ĐCNN là 0,5lít. + Can nhựa có GHĐ là 5lít; và ĐCNN là 1lít. C3: Dùng chai lít, chai xị C4. HĐ nhóm: Quan sát & xác định GHĐ&ĐCNN của các bình chia độ C4: + Bình a: GHĐ là 100ml; ĐCNN là 2ml. + Bình b: GHĐ là 250ml; ĐCNN là 50ml. + Bình c: GHĐ là 300ml; ĐCNN là 50ml. – Dụng cụ đo thể tích chất lỏng bao gồm: bình chia độ, chai, lọ, ca đong…… |
Hoạt động 3: Tìm hiểu cách đo thể tích chất lỏng | |
2. Tìm hiểu cách đo thể tích chất lỏng.
– GV: Yêu cầu HS làm việc cá nhân trả lời câu C6, C7,C8. – GV: Gọi một vài HS phát biểu trước lớp, thảo luận thống nhất câu trả lời. – GV: Yêu cầu HS đọc câu C9 – GV: Gọi một HS đọc kết quả sau khi đã điền từ. Sau đó GV điều chỉnh câu trả lời ghi vào vở. |
C6: b) Đặt bình chia độ thẳng đứng
C7: b) Đặt mắt nhìn ngang với mực chất lỏng. C8: a) 70 cm3, b) 50 cm3, c) 40 cm3, C9: a) Thể tích b) GHĐ – ĐCNN c) Thẳng đứng d) ngang với e) gần nhất. |
Hoạt động 4: Thực hành đo thể tích chất lỏng chứa trong bình | |
3. Thực hành
– GV: Cho HS thảo luận phương án tiến hành thí nghiệm. – GV: Mô tả thí nghiệm và ghi kết quả thí nghiệm lên bảng – GV: Yêu cầu ba HS đọc bảng kết quả đo. Nếu khác nhau thì yêu cầu nhóm cho biết lí do. |
– HS: Đưa ra phương án tiến hành thí nghiệm của mình. Sau đó chọn dụng cụ đo.– HS: Đọc kết quả thí nghiệm trên bảng |
- Củng cố : Yêu cầu HS lại kiến thức cơ bản về cách đo thể tích chất lỏng.
- Dặn dò : Học thuộc phần ghi nhớ và làm các bài tập trong sách bài tập
- Rút kinh nghiệm giờ dạy
………………………………………………………………………………………………………………..
Tải xuống – Giáo án Vật lý 6
Link tải xuống: download
Hướng dẫn tải xuống:
Đầu tiên bạn click vào link tải: download , sau đó tài liệu hiện ra ở một tab mới.
Bước 1: Bạn di chuột tới phần: Tệp
Bước 2: Bạn di chuột tới phần Tải xuống.
Bước 3: Bạn click vào Microsoft word (.docx) để tải tập tin về máy
Giáo án vật lý 6, Giáo áGiáo án vật lý 6, Giáo án vật lý 6, Giáo án vật lý 6, Giáo án vật lý 6, n vật lý 6, Giáo án vật lý 6, Giáo án vật lý 6,
Thẻ: Giáo án vật lý 6, giáo án môn vật lý 6, giáo án lý 6, giáo án môn lý.
Xem thêm các tài liệu:
Chuyên đề nhận biết và phân biệt các chất
Kim loại và những cái nhất, Vàng chưa phải đắt nhất.!