Giáo án tự chọn hóa 8 giành cho quý thầy cô ở các trường thcs cần tham khảo, kính mời quý thầy cô và các bạn đọc giả tham khảo giáo án tự chọn cùng hoahocthcs.com nhé.!
Giáo án phát triển năng lực Hóa 9
Giáo án tự chọn Hóa 8
Giáo án Tự chọn Hoá 8
Tiết 1: MỘT SỐ QUY TẮC AN TOÀN VÀ CÁCH SỬ DỤNG HOÁ
CHẤT – DỤNG CỤ TRONG PTN
I. Mục tiêu
-Học sinh biết được một số quy tắc an toàn trong khi làm thí nghiệm từ đó rèn tính cẩn thận.
-Học sinh biết cách sử dụng các dụng cụ trong phòng thí nghiệm.
-Biết cách sử dụng hoá chất, lấy hoá chất và đun hoá chất khi làm thí nghiệm.
II. Chuẩn bị
-GV: Quy tắc an toàn trong PTN
-Một số dụng cụ hoá chất
III. Tiến trình bài giảng
1/ Ổn định lớp
2/ Bài mới.
GV: Giới thiệu bài
Trong hoá học, ngoài những tiết trên lớp, các em sẽ được làm quen và sử dụng rất nhiều thí
nghiệm để chứng minh một số tính chất của các chất. Vậy khi làm thí nghiệm các em sử dụng dụng cụ
và hoá chất như thế nào để đạt kết quả cao mà đảm bảo an toàn. Đó là nội dung bài hôm nay.
Hoạt động 1: I. Một số quy tác an toàn
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
GV Giới thiệu quy tắc an toàn khi làm thí
nghiệm.
HS: nghe và ghi
1. Khi là thí nghiệm hoá học, phải tuyệt đối tuân
theo các quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm và sự
hướng dẫn của thầy cô giáo.
2. Khi làm TN0 cần trật tự, gọn gàng, cẩn thận, thực
hiện TN0 theo đúng trình tự quy định.
3. Tuyệt đối không làm đổ vỡ, không để hoá chất
bắn vào người và quần áo. Đèn cồn dùng xong cần đậy
nắp để tắt lửa.
4. Sau khi làm TN0 thực hành phải rửa dụng cụ
TN0 , vệ sinh PTN.
Hoạt động 2:II. Cách sử dụng hoá chất
GV : Hướng dẫn cách sử dụng hoá chất
GV: Lấy VD về một số hoá chất gây nguy
hiểm.
HS: Nghe và ghi nhớ.
1. Hoá chất trong PTN thường đựng trọng lọ có nút
đậy kín, phía ngoài có nhãn ghi tên hoá chất. Nếu hoá
chất có tính độc hại, trên nhãn có ghi chú riêng.
2. Không dùng tay trực tiếp cầm hoá chất.
Không đổ hoá chất này vào hoá chất khác (ngoài chỉ
dẫn )
Hoá chất dùng xong nếu còn thừa, không dược đổ trở
lại bình chứa.
3. Không dùng hoá chất trong những lọ không có
nhãn ghi rõ tên hoá chất. Không được nếm, ngửi trực
tiếp hoá chất.
Hoạt động 3: III. Một số dụng cụ thí nghiệm
Trang - 1-
Giáo án Tự chọn Hoá học 8
GV cho Học sinh xem một số dụng cụ thí
nghiệm.
GV: Hướng dẫn cách sử dụng các dụng cụ
thí nghiệm.
HS: Quan sát, ghi nhớ.
Thực hành nhận dang một số dụng cụ thí nghiệm
Bình thuỷ tinh hình nón; ống nghiệm; ống nghiệm có
nhánh; lọ đựng hoá chất; Giá thí nghiệm bằng sắt; đũa
thuỷ tinh; Muỗng (thìa) khuấy hoá chất; bát sứ; đĩa thuỷ
tinh; cốc thuỷ tinh; phễu lọc; ống đong hình trụ; phễu
quả lê; kẹp ống nghiệm bằng gỗ; cối chày sứ; ống thuỷ
tinh hình chữ U ; Các loại bình cầu; Bình cầu có nhánh;
đèn cồn; bình kíp.
4/ Củng cố
? Nêu quy tắc an toàn trong PTN
GV nhắc lại cách sử dụng hoá chất và dụng cụ
5/ Hướng dẫn về nhà :
- Xem lại bài CHẤT
Giáo án Tự chọn Hoá học 8
Ngày soạn tháng năm ….
Ngày dạy tháng năm ….
Chủ đề I : Chất. Nguyên tử. Phân tử
Tiết 2 : CHẤT (Tiết 1)
I. Mục tiêu
- Học sinh phân biệt được vật thể và vật liệu. Biết được vật thể được tạo nên từ chất, vật thể
nhân tạo được tạo nên từ vật liệu. Vật liệu tạo nên từ một chất hoặc nhiều chất
- Học sinh biết cách quan sát, làm thí nghiệm để nhận ra tính chất của chất. Mỗi chất đều có
tính chất vật lí và tính chất hoá học nhất định. Hiểu được tác dụng của việc nắm được tính chất của
chất.
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, làm thí nghiệm.
- Giáo dục lòng ham mê môn học
II. Chuẩn bị
- GV chuẩn bị bài tập
- Học sinh: chuẩn bị bài ở nhà
III. Tiến trình bài giảng
1/ Ổn định lớp
2/ Kiểm tra bài cũ:
? Hoá học là gì, Vai trò của hoá học đối với đời sống con người
3/ Bài mới
Hoạt động 1: I. Lý thuyết
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Gv nêu câu hỏi
? Chất có ở đâu ?
? Thế nào là tính chất vật lý
? Thế nào là tính chất hoá học
? Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi gì.
GV nhận xét, chốt đáp án.
Hs trả lời tại chỗ
- Chất có mặt ở khắp mọi nơi, ở đâu có vật thể, ở đó
có chất
- Mỗi chất đều có tính chất vật lí và tính chất hoá học
- Tính chất vật lí gồm;
Trạng thái, màu sắc, mùi vị, Tính tan trong nước
Nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy,Tính dẫn điện, dẫn
nhiệt, Khối lượng riêng
- Tính chất hoá học:khả năng biến đổi chất này thành
chất khác
Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi
- Nhận biết chất
- Biết sử dụng chất.
- Biết ứng dụng chất.
Hoạt động 2: II. Bài tập
Gv yêu cầu Hs làm bài tập 1 SGK/11
Gv yêu cầu Hs làm bài tập 2 SGK/11
Hs lên bảng chữa bài tập
Lớp theo dõi nhận xét
Bài tập 1 SGK/11
a. - Vật thể tự nhiên: cây bàng, con bò, không khí,
nước, …
- Vật thể nhân tạo: cái bút, quyển sách, cái bàn, ….
b. Vì chất tạo nên các vật thể.
Bài tập 2 SGK / 11
a. Nhôm: ấm nhôm, chậu nhôm, mâm nhôm.
b. Thuỷ tinh : lọ hoa thuỷ tinh, bát thuỷ tinh, đũa thuỷ
tinh.
c. Chất dẻo: Xô nhựa, ca nhựa, chậu nhựa.
Giáo án Tự chọn Hoá học 8
Gv yêu cầu Hs làm bài tập 3 SGK/11
HS khác nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét, chốt đáp án
Gv đưa bài tập 4.
Hãy cho VD về:
a.Một vật thể được tạo ta bởi nhiều
chất
b.Một chất được dùng để tạo ra nhiều
vật thể.
GV n/xét, cho điểm những nhóm HS làm
tốt.
Bài tập 3 SGK/ 11
Vật thể
Chất
a
Cơ thể người
nước
b
Lõi bút chì
than chì
c
Dây điện
đồng, chất dẻo
d
áo may
xenlulozơ, nilon
e
xe đạp
sắt, nhôm, cao su
Hs thảo luận nhóm hoàn thành bài tập ?
đại diện nhóm lên sửa.
Lớp nhận xét, bổ sung
Bài tập 4:
a.Cái bút máy: ngòi bút bằng kim loại, ruột bút
bằng cao su, nắp bút bằng kim loại.
b.Thuỷ tinh: dùng làm chai lọ, kính, bóng đèn….
4/ Củng cố
Có các câu sau:
1. Cuốc xẻng làm bằng sắt. 2. Đường ăn được sản xuất từ mía, củ cải đường.
3. Xoong nồi làm bằng nhụm. 4. Cốc làm bằng thuỷ tinh dễ vỡ hơn làm bằng nhựa.
Trong 4 câu trên số vật thể và số chất tương ứng là:
A. 6 vật thể và 6 chất. B. 7 vật thể và 5 chất.
C. 8 vật thể và 4 chất. D. 4 vật thể và 8 chất.
( 7 vật thể: cuốc, xẻng, xoong, nồi, cây mía, của cải đường; 5 chất: sắt, nhôm, đường ăn, thuỷ tinh,
nhựa).
5/ Hướng dẫn về nhà
- Đọc trước bài sau
- Học bài, làm bt: 2;4;6 tự chọn một số bài tập trong sách BT
Tải xuống giáo án tự chọn hóa 8.
Link download: Giáo án tự chọn Hóa 8
Giáo án Tự chọn Hoá 8, Giáo án Tự chọn Hoá 8, Giáo án Tự chọn Hoá 8, Giáo án Tự chọn Hoá 8, Giáo án Tự chọn Hoá 8, Giáo án Tự chọn Hoá 8, Giáo án Tự chọn Hoá 8, Giáo án Tự chọn Hoá 8, Giáo án Tự chọn Hoá 8, Giáo án Tự chọn Hoá 8, Giáo án Tự chọn Hoá 8, Giáo án Tự chọn Hoá 8, Giáo án Tự chọn Hoá 8, Giáo án Tự chọn Hoá 8, Giáo án Tự chọn Hoá 8