Giải bài 6 Một số nền văn minh phương Tây thời kì cổ – trung đại – Môn Lịch sử 10 Sách Kết nối tri thức và cuộc sống, hướng dẫn trả lời các câu hỏi trong bài học của bộ môn Môn Lịch Sử và Địa Lí. Mời các thầy cô giáo và các bạn học sinh cùng tham khảo.
Giải bài 6 Một số nền văn minh phương Tây thời kì cổ – trung đại
Khởi động
Từ năm 1896 đến nay, cứ bốn năm một lần, Thế vận hội Olympic được tổ chức tại các quốc gia khác nhau. Đây không chỉ là một sự kiện thể thao mà còn mang ý nghĩa biểu trưng cho sự bình đẳng, đoàn kết giữa các quốc gia trên toàn thế giới. Em có biết ngay từ thời cổ đại, Ô-lim-píc đã được tổ chức 4 năm 1 lần tại đền thờ thần Dớt. Ngoài sự kiện này, em có thể kể thêm một số ví dụ khác cho thấy những cống hiến, giá trị trường tồn của các nền văn minh phương Tây thời kì cổ – trung đại?
Trả lời:
Ví dụ khác cho thấy những cống hiến, giá trị trường tồn của các nền văn minh phương Tây thời kì cổ – trung đại: Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) lấy ý tưởng từ công trình kiến trúc nổi tiếng đềnParthenon nổi tiếng của Hy Lạp cổ đại. Parthenon là một công trình kiến trúc văn hoá Hy Lạp cổ đại, làm bằng đá cẩm thạch trắng, kiến trúc theo trường phái Doric nổi tiếng, nằm trong quần thể kiến trúc Ancropolis trên đồi Athen, khởi móng từ năm 477 trước CN, được người cổ đại xếp hạng là một trong bảy kỳ quan văn hoá thế giới. Đây là một công trình kiến trúc tiêu biểu cho nền văn minh loài người, là biểu tượng của vẻ đẹp lý tưởng, của sức mạnh trí tuệ và khả năng sáng tạo của con người – thể hiện nội dung, tư tưởng và lòng khao khát cao cả rất gần gũi với những gì UNESCO đang vươn tới.
1. Văn minh Hy Lạp – La Mã cổ đại
a. Cơ sở hình thành
Nêu và phân tích cơ sở của văn minh Hy Lạp – La Mã cổ đại.
Trả lời:
Nêu và phân tích cơ sở của văn minh Hy Lạp – La Mã cổ đại:
- Điều kiện tự nhiên: Hình thành trên các bán đảo Nam Âu.
- Địa hình nhiều núi và cao nguyên, đất đai khô rắn, không màu mỡ, thích hợp trồng nho, ô-liu.
- Có một số vùng đồng bằng tương đối thuận lợi trồng cây nông nghiệp.
- Nguồn TNTN phong phú: đồng, chì, sắt,…
- Địa Trung Hải có nhiều vùng vịnh, hải cảng,…thuận lợi cho sự giao lưu, buôn bán bằng đường biển, giúp cho người Hy Lạp, La Mã sớm tiếp thu các thành tựu văn minh phương Đông.
- Dân cư và xã hội:
- Người Mô-ni-an là cư dân đầu tiên xây dựng nền văn minh trên đảo Cret ở phía Nam Hy Lạp từ cuối TNK III TCN. Từ khoảng đầu đến cuối TNK II TCN, nhiều tộc người khác từ phía Bắc di cư xuống miền Trung và Nam Hy Lạp, xây dựng và mở rộng quốc gia của họ quanh Địa Trung Hải.
- Trên bán đảo I-ta-li-a, người I-lta-li-ốt xây dựng những thành bang đầu tiên – La Mã.
- Trong xã hội Hy Lạp – La Mã cổ đại có 2 giai cấp cơ bản: chủ nô và nô lệ. Ngoài ra còn có các tầng lớp khác như nông dân, thợ thủ công, thương nhân.
- Kinh tế:
- Ngành kinh tế chủ đạo là thủ công nghiệp và thương nghiệp.
- Nông nghiệp có vai trò nhất định ở La Mã với nền kinh tế điền trang.
- Chính trị:
- Từ khoảng cuối TNK III TCN, cư dân ở Hy Lạp đã xây dựng các nhà nước đầu tiên. Trong thế kỉ VIII – IV TCN, những thành bang theo thể chế cộng hòa đã hình thành và phát triển ở miền Trung và Nam Hy Lạp cho tới khi Ma-xê-đô-ni-a chinh phục.
- Khoảng giữa TK VIII TCN, thành bang La Mã được thành lập. Sau nhiều cải cách chính trị, chế độ cộng hòa được thiết lập đến cuối TK I TCN. Từ năm 27 TCN, thời kì đế chế bắt đầu kéo dài đến khi đế quốc Tây La Mã sụp đổ.
- Sự tiếp thu các thành tựu văn minh phương Đông: tiếp thu trên các lĩnh vực như kĩ thuật chế tác và sản xuất thủ công nghiệp, chữ viết, văn học, nghệ thuật kiến trúc,…