Giải bài 18 Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới – Môn Địa Lí 10 Sách Kết nối tri thức và cuộc sống, hướng dẫn trả lời các câu hỏi trong bài học của bộ môn Môn Lịch Sử và Địa Lí. Mời các thầy cô giáo và các bạn học sinh cùng tham khảo.
Giải bài 18 Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới
Mở đầu
Các thành phần trong vỏ địa lí có sự phân bố theo vĩ độ và theo độ cao với các quy luật nhất định. Thông qua sự hiểu biết về các quy luật địa đới và phi địa đới, chúng ta có thể giải thích được một số hiện tượng tự nhiên.
Hình thành kiến thức mới
Câu 1. Đọc thông tin trong mục 1, hãy trình bày khái niệm, biểu hiện, ý nghĩa thực tiễn của quy luật địa đới.
Hướng dẫn giải:
– Khái niệm: Quy luật địa đới là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và các cảnh quan theo vĩ độ (từ Xích đạo về cực).
– Biểu hiện:
- Sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái Đất: phụ thuộc lượng bức xạ mặt trời.
- Sự phân bố các đai khí áp và gió trên Trái Đất: các đai áp cao và áp thấp phân bố xen kẽ nhau qua đai áp thấp xích đạo.
- Các đới khí hậu trên Trái Đất: sự phân hóa theo vĩ độ, hình thành 7 đới khí hậu từ Xích đạo về 2 cực.
- Sự hình thành các đới đất và các đới thực vật trên Trái Đất.
– Ý nghĩa: Tính địa đới của thiên nhiên có tầm quan trọng đặc biệt đối với sản xuất và đời sống. Tính chất nóng ẩm của miễn nhiệt đới cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các loại bệnh nhiệt đới phát triển, ảnh hưởng tới sức khoẻ của con người. Do vậy. cẳn thiết phải nghiên cứu các biện pháp để thích ứng với điều kiện tự nhiên ở các đới thiên nhiên như nguyên tắc nhiệt đới hoá trong công nghiệp chế tạo máy móc…
Câu 2. Đọc thông tin trong mục 2, hãy trình bày khái niệm, biểu hiện và ý nghĩa thực tiễn của quy luật phi địa đới.
Hướng dẫn giải:
– Khái niệm: Quy luật phi địa đới là quy luật phân bố của các thành phần địa lí và các cảnh quan không phụ thuộc vào sự phân bố của bức xạ mặt trời (địa đới).
– Biểu hiện của quy luật: Biểu hiện rõ rệt nhất của quy luật này là sự phân hoá địa ô và sự hình thành các vành đai theo độ cao.
– Ý nghĩa thực tiễn:
- Tác động đến sự phân bố nhiệt, ẩm trên Trái Đất và quyết định thành phần khoáng của đất, nước, các chất hữu cơ,…
- Làm đa dạng, phong phú các đới thiên nhiên => phát triển kinh tế – xã hội (đặc biệt là nông nghiệp).