Đề thi HKI môn hóa 11 giành cho các quý thầy cô và các bạn học sinh tham khảo cùng trang hoahocthcs.com. ĐỀ THI HKI MÔN HÓA 11 gồm có 32 câu hỏi trắc nghiệm.
ĐỀ THI HKI MÔN HÓA 11
ĐỀ THI HKI MÔN HÓA 11
ĐỀ THI:
SỞ GD & ĐT
TRƯỜNG THPT |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
MÔN: HÓA LỚP 11 NĂM HỌC |
Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề) |
Họ và tên: ……………………………………………………….. SBD ………………………….……..
(H = 1; Li = 7;Be =9; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl =35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; As = 75 ; Br = 80; Rb = 85,5; Ag = 108; Ba = 137,S= 32)
- Phần trắc nghiệm (8 điểm):
Câu 1: Để nhận biết ion NO3- người ta thường dùng Cu và dung dịch H2SO4 loãng và đun nóng, bởi vì:
- Tạo ra khí không màu, hoá nâu trong không khí. B. Tạo ra kết tủa có màu vàng.
- Tạo ra khí có màu nâu. D. Tạo ra dung dịch có màu vàng.
Câu 2: Photpho trắng có cấu trúc mạng tinh thể
- ion. B. Nguyên tử. C. Phi kim. D. Phân tử.
Câu 3: Tổng nồng độ ion Ba2+ trong dung dịch BaCl2 0,01M là
- 0,02. B. 0,01. C. 0,04. D. 0,03.
Câu 4: Chất điện li là:
- Chất dẫn điện. B. Chất tan trong nước.
- Chất không tan trong nước. D. Chất phân li trong nước thành các ion.
Câu 5: HNO3 tinh khiết là chất lỏng không màu, nhưng dung dịch HNO3 để lâu thường ngả sang màu vàng là do
- Khi để lâu thì HNO3 bị khử bởi các chất của môi trường.
- Dung dịch HNO3 có hoà tan một lượng nhỏ NO2.
- HNO3 tan nhiều trong nước.
- Dung dịch HNO3 có tính oxi hóa mạnh.
Câu 6: Trong phân tử HNO3 nguyên tử N có :
- Hoá trị V, số oxi hoá +5. B. Hoá trị IV, số oxi hoá +5.
- Hoá trị V, số oxi hoá +4. D. Hoá trị IV, số oxi hoá +3.
Câu 7: Phân đạm 2 lá là
- NaNO3. B. NH4NO3. C. NH4Cl. D. (NH4)2SO4.
Câu 8: Phương trình ion rút gọn của phản ứng cho biết:
- Bản chất của phản ứng trong dd chất điện li. B. Không tồn tại phân tử trong dd chất điện li.
- Những ion nào tồn tại trong dd. D. Nồng độ những ion nào trong dd lớn nhất.
Câu 9: Thể tích dung dịch HCl 0,2 M cần để trung hoà 200 ml dung dịch NaOH 0,1 M là
- 50,0 ml. B. 200,0 ml. C. 100,0 ml. D. 500,0 ml.
Câu 10: Ở nhiệt độ thường, nitơ khá trơ về mặt hoạt động hóa học là do
- Phân tử nitơ không phân cực. B. Nitơ có bán kính nguyên tử nhỏ.
- Nitơ có độ âm điện lớn nhất trong nhóm. D. Phân tử nitơ có liên kết ba khá bền.
Câu 11: Dung dịch làm quỳ tím chuyển màu xanh là:
- KOH. B. AlCl3. C. FeCl3. D. NH4Cl.
Câu 12: Khi nói về muối amoni, phát biểu không đúng là
- Muối amoni kém bền với nhiệt. B. Muối amoni là chất điện li mạnh.
- Dung dịch muối amoni có tính chất bazơ D. Muối amoni dễ tan trong nước.
Câu 13: Phát biểu không đúng là
- Liên kết giữa N và 3 nguyên tử H là liên kết cộng hoá trị có cực.
- Khí NH3 dễ hoá lỏng, tan nhiều trong nước.
- Khí NH3 nặng hơn không khí.
- Trong điều kiện thường, NH3 là khí không màu, mùi khai.
Câu 14: Natri florua trong trường hợp nào sau đây không dẫn được điện ?
- NaF nóng chảy.
- Dung dịch tạo thành khi hoà tan cùng số mol NaOH và HF trong nước.
- NaF rắn, Khan
- Dung dịch NaF trong nước
Câu 15: Trong phân tử HNO3 nguyên tử N có :
- Hoá trị V, số oxi hoá +4. B. Hoá trị V, số oxi hoá +5.
- Hoá trị IV, số oxi hoá +3. D. Hoá trị IV, số oxi hoá +5.
Câu 16: Để tạo độ xốp cho một số loại bánh, có thể dùng muối nào sau đây làm bột nở?
- (NH4)2SO4. B. CaCO3. C. NH4NO2. D. NH4HCO3.
Câu 17: Để nhận biết 4 dung dịch trong 4 lọ mất nhãn : KOH, NH4Cl, Na2SO4, (NH4)2SO4 ta có thể chỉ dùng một dung dịch nào trong các dung dịch sau:
- dung dịch AgNO3. B. dung dịch BaCl2. C. dung dịch Ba(OH)2. D. dung dịch NaOH.
Câu 18: Nung 10 gam CaCO3 đến khối lượng không đổi thu được a gam chất rắn và khí CO2.Giá trị của a là
- 4. B. 5,6. C. 10. D. 2,8.
Câu 19: Trộn 4 lít N2 với 16 lít H2 cho vào bình phản ứng. Sau khi phản ứng đạt cân bằng thấy bình phản ứng có V(lít) hỗn hợp các khí. Tìm V, biết H = 20%. Các khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất.
- 18,4. B. 16,8. C. 19,6. D. 19,2.
Câu 20: Thành phần các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ
- Nhất thiết phải có C thường có H, hay gặp O, N sau đó đến halogen, S, P…
- Gồm có C, H và các nguyên tố khác.
- Bao gồm tất cả các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
- Thường có C, H hay gặp O, N, sau đó đến halogen, S, P.
Câu 21: Phản ứng nhiệt phân không đúng là
- 2KNO3 2KNO2 + O2 B. 2NaHCO3Na2CO3 + CO2 + H2O
- NH4NO3N2 + H2O D. NH4ClNH3 + HCl
Câu 22: Số lượng đồng phân mạch hở ứng với công thức phân tử C2H6O là:
- 5. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 23: Hấp thụ hoàn toàn 8,96 lít khí CO2(đkc) vào dung dịch chứa 32g NaOH thu được dung dịch X. Tính khối lượng muối tan trong dung dịch X.
- 21,2 gam B. 33,6 gam. C. 84,8 gam. D. 42,4 gam.
Câu 24: Cho các chất: CaC2, CO2, HCHO, CH3COOH, C2H5OH, NaCN, CaCO3. Số chất hữu cơ trong số các chất đã cho là:
- 4. B. 3. C. 1. D. 2.
Câu 25: Hợp chất hữu cơ X có công thức đơn giản nhất là CH2. Biết X có phân tử khối là 42. Công thức phân tử cũa là
- C5H10. B. C2H4. C. C4H8. D. C3H6.
Câu 26: Tính khử của C thể hiện ở phản ứng nào sau đây
- . B. .
- . D. .
Câu 27: Axit H3PO4 và HNO3 cùng phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào dưới đây
- MgO, BaSO4, NH3, Ca(OH)2. B. CuCl2, KOH, NH3, Na2CO3.
- KOH, NaHCO3, NH3, ZnO. D. NaOH, KCl, NaHCO3, H2S.
Câu 28: Cho các phản ứng sau:
(1) NH4NO2 (2) Cu(NO3)2
(3) NH3 +O2 (4) NH3 + Cl2
Các phản ứng tạo khí N2 là:
- (1), (3). B. (2), (4). C. (1), (4) . D. (2), (3).
Câu 29: Hòa tan hoàn toàn 3,76 gam hỗn hợp H gồm: S, FeS, FeS2 trong HNO3 dư được 0,48 mol NO2 và dung dịch X. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào X, lọc kết tủa nung đến khối lượng không đổi thì khối lượng chất rắn thu được là:
- 17,545 gam B. 18,355 gam C. 15,145 gam D. 2,4 gam
Câu 30: Đốt cháy hoàn toàn 10,4 gam hợp chất hữu cơ Y (chứa C, H, O) rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy lần lượt qua bình 1 dựng H2SO4 đặc, bình 2 đựng nước vôi trong dư. Sau thí nghiệm, người ta thấy khối lượng bình 1 tăng 3,6 gam và ở bình 2 thu được 30 gam kết tủa. Công thức phân tử của X là
- C4H6O2. B. C4H6O4. C. C3H4O4. D. C3H6O2.
Câu 31: Đốt cháy hoàn toàn 0,01 mol chất hữu cơ X cần vừa đủ 0,616 lít O2. Sau thí nghiệm thu được 1,344 lít hỗn hợp sản phẩm Y gồm: CO2, N2 và hơi H2O. Làm lạnh để ngưng tụ hơi H2O chỉ còn 0,56 lít hỗn hợp khí Z (có tỉ khối hơi với H2 là 20,4).Xác định công thức phân tử X. Biết thể tích các khí đều đo ở đktc.
- C2H5O2N B. C2H7O2N C. C2H5ON D. C2H7ON.
Câu 32: Nicotine là một chất hữu cơ có trong thuốc lá. Hợp chất này được tạo bởi 3 nguyên tố là C, H và N. Đem đốt cháy hết 2,349 gam nicotine thu được nitơ đơn chất, 1,827 gam H2O và 6,38 gam CO2. Công thức đơn giản của nicotine là:
- C4H9N. B. C5H7N C. C3H5N D. C3H7N2
—————- HẾT ———-
(Chú ý: Học sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học)
Tải xuống – ĐỀ THI HKI MÔN HÓA 11
Link tải xuống: download
Hướng dẫn tải xuống – ĐỀ THI HKI MÔN HÓA 11
Đầu tiên bạn click vào link tải: download, sau đó tài liệu hiện ra ở một tab mới.
Bước 1: Bạn di chuột tới phần: Tệp
Bước 2: Bạn di chuột tới phần Tải xuống.
Bước 3: Bạn click vào Microsoft word (.docx) để tải tập tin về máy
Các bài viết khác:
Chất dùng để bó bột khi gãy xương, làm phấn viết bảng, để đúc tượng?
Thẻ: ĐỀ THI HKI MÔN HÓA 11, ĐỀ THI HKI MÔN HÓA HỌC 11, ĐỀ THI HKI MÔN HÓA LỚP 11, ĐỀ THI HKI MÔN HÓA HỌC LỚP 11, ĐỀ THI HKI MÔN HÓA 11, ĐỀ THI HKI MÔN HÓA 11 FULL, ĐỀ THI HKI MÔN HÓA 11