1. Khái niệm:
- Nguyên tử là những hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện.
Ví dụ: Kim loại Sắt được cấu tạo từ rất nhiều nguyên tử Sắt.
- Đường kính nguyên tử vào khoảng 10^-10 m.
– Nguyên tử có cấu tạo gồm 2 phần:
- Hạt nhân: mang điện tích dương (+)
- Vỏ: tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích âm (-)
– Electron, kí hiệu (e), có điện tích âm nhỏ nhất và quy ước ghi bằng dấu (-)
2. Hạt nhân nguyên tử
– Được cấu thành bởi 2 loại hạt proton và nơtron:
- Proton kí hiệu là p, có điện tích gần như electtron nhưng khác dấu, ghi bằng dấu (+)
- Nơtron kí hiệu là n, nơtron không mang điện tích.
– Trong một nguyên tử bất kì: Số p = số e
– Proton và nơtron có khối lượng xấp xỉ nhau và khối lượng của electron là rất bé. Nên khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử:
Khối lượng nguyên tử = khối lượng của hạt nhân = khối lượng p+n
3. Lớp electron (e)
– Electron luôn luôn chuyển động rất nhanh, không theo một trật tự xác đinh quanh hạt nhân và được sắp xếp thành từng lớp, mỗi lớp có một số e nhất định và tùy theo mỗi loại nguyên tử.
Ví dụ: Một nguyên tử Oxi có 8 electron quay xung quanh và được chia làm 2 lớp. Lớp trong gần hạt nhân có 2 e, lớp ngoài có 6 e.
– Nguyên tử có thể liên kết với nhau nhờ electron.
Ví dụ: Mỗi nguyên tử liên kết với nguyên tử cùng loại để tồn tại ở dạng X2, như H2, O2, N2, ….