Giáo án PTNL Hóa 12 theo định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển. Mời quý thầy cô giáo cùng tham khảo với hoahocthcs nhé.!
Giáo án PTNL Hóa 12
Xem bài trước:
Giáo án PTNL môn Địa lí lớp 12 theo CV 5512
Ngày soạn:
Tiết: |
|
ÔN TẬP ĐẦU NĂM
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức:
– Ôn tập, củng cố, hệ thống hoá các chương về hoá học hữu cơ (Đại cương về hoá học hữu cơ, hiđrocacbon, dẫn xuất halogen –ancol – phenol, anđehit – xeton – axit cacboxylic).
- Kĩ năng:
– Rèn luyện kĩ năng dựa vào cấu tạo của chất để suy ra tính chất và ứng dụng của chất. Ngược lại, dựa vào tính chất của chất để dự đoán công thức của chất.
– Kĩ năng giải bài tập xác định CTPT của hợp chất.
- Thái độ: Thông qua việc rèn luyện tư duy biện chứng trong việc xét mối quan hệ giữa cấu tạo và tính chất của chất, làm cho HS hứng thú học tập và yêu thích môn Hoá học hơn.
- Đinh hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển
Thông qua bài học sẽ giúp các em hình thành và phát triển các năng lực sau:
– Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học.
– Năng lực tính toán.
– Năng lực linh hoạt sáng tạo.
– Năng lực tự học, tự nghiên cứu.
– Năng lực tự điều chỉnh.
– Năng lực đáng giá.
– Năng lực sử dụng công nghệ thông tin
II. CHUẨN BỊ:
– Yêu cầu HS lập bảng tổng kết kiến thức của từng chương theo sự hướng dẫn của GV trước khi học tiết ôn tập đầu năm.
– GV lập bảng kiến thức vào giấy khổ lớn hoặc bảng phụ.
III. Chuỗi các hoạt động dạy học
- Hoạt động trải nghiệm kết nối(02 phút)
- Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ trong lớp học, khơi gợi hứng thú của HS vào tiết học. HS tiếp nhận kiến thức chủ động, tích cực,hiệu quả.
- Phương thức tổ chức:
GV chia lớp thành 4 nhóm, tiến hành cho các lớp bốc thăm chủ đề ứng với các chương ở lớp 11.
HS Tham gia bốc thăm,bầu nhóm trưởng
B: Hoạt động hình thành kiến thức mới. (40 phút)
Hoạt động 1: Lý thuyết (15 phút)
- Mục tiêu:
Ôn tập, củng cố, hệ thống hoá các chương về hoá học hữu cơ (Đại cương về hoá học hữu cơ, hiđrocacbon, dẫn xuất halogen –ancol – phenol, anđehit – xeton – axit cacboxylic).
- Phương thức tổ chức:
GV hướng dẫn các nhóm thảo luận lập bảng tổng kết theo từng chương đã bốc thăm theo sơ đồ cây hoặc lược đồ tư duy.
HS hoàn thành bảng tổng kết và báo cáo sản phẩm của nhóm mình.
- Sản phẩm:
Bảng tổng kết lý thuyết theo từng chương
I – ĐẠI CƯƠNG HOÁ HỮU CƠ | |||||||
– Đồng đẳng: Những hợp chất hữu cơ có thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH2 nhưng có tính chất hoá học tương tự nhau là những chất đồng đẳng, chúng hợp thành dãy đồng đẳng. – Đồng phân: Những hợp chất hữu cơ khác nhau có cùng CTPT gọi là các chất đồng phân. |
|||||||
II – HIĐROCACBON | |||||||
ANKAN | ANKEN | ANKIN | ANKAĐIEN | ANKYLBEZEN | |||
Công thức chung | CnH2n+2 (n ≥ 1) | CnH2n (n ≥ 2) | CnH2n-2 (n ≥ 2) | CnH2n-2 (n ≥ 3) | CnH2n-6 (n ≥ 6) | ||
Đặc Điểm cấu tạo |
– Chỉ có liên kết đơn chức, mạch hở – Có đồng phân mạch cacbon |
– Có 1 liên kết đôi, mạch hở – Có đp mạch cacbon, đf vị trí liên kết đôi và đồng phân hình học |
– Có 1 liên kết ba, mạch hở
– Có đồng phân mạch cacbon và đồng phân vị trí liên kết ba. |
– Có 2 liên kết đôi, mạch hở
|
– Có vòng benzen
– Có đồng phân vị trí tương đối của nhánh ankyl
|
||
Tính chất hoá học | – Phản ứng thế halogen.
– Phản ứng tách hiđro. – Không làm mất màu dung dịch KMnO4 |
– Phản ứng cộng.
– Phản ứng trùng hợp.
– Tác dụng với chất oxi hoá. |
– Phản ứng cộng.
– Phản ứng thế H ở cacbon đầu mạch có liên kết ba. – Tác dụng với chất oxi hoá. |
– Phản ứng cộng.
– Phản ứng trùng hợp. – Tác dụng với chất oxi hoá. |
– Phản ứng thế (halogen, nitro).
– Phản ứng cộng. |
||
III – DẪN XUẤT HALOGEN – ANCOL – PHENOL | |||||||
DẪN XUẤT HALOGEN | ANCOL NO, ĐƠN CHỨC,
MẠCH HỞ |
PHENOL | |||||
Công thức chung | CnH2n+1OH (n ≥ 1) | C6H5OH | |||||
Tính chất hoá học
|
– Phản ứng với kim loại kiềm.
– Phản ứng thế nhóm OH – Phản ứng tách nước. – Phản ứng oxi hoá không hoàn toàn. – Phản ứng cháy. |
– Phản ứng với kim loại kiềm.
– Phản ứng với dung dịch kiềm. – Phản ứng thế nguyên tử H của vòng benzen. |
|||||
Điều chế | Từ dẫn xuất halogen hoặc anken. | Từ benzen hay cumen. | |||||
IV– ANĐEHIT – XETON – AXIT CACBOXYLIC | |||||||
ANĐEHIT NO, ĐƠN CHỨC, MẠCH HỞ | XETON NO, ĐƠN CHỨC, MẠCH HỞ | AXIT CACBOXYLIC NO, ĐƠN CHỨC, MẠCH HỞ | |||||
CTCT | CnH2n+1−CHO (n ≥ 0) | (n ≥ 1, m ≥ 1) | CnH2n+1−COOH (n ≥ 0) | ||||
Tính chất hoá học | – Tính oxi hoá
– Tính khử |
– Tính oxi hoá | – Có tính chất chung của axit (tác dụng với bazơ, oxit bazơ, kim loại hoạt động)
– Tác dụng với ancol |
||||
Điều chế | – Oxi hoá ancol bậc I
– Oxi hoá etilen để điều chế anđehit axetic |
– Oxi hoá ancol bậc II | – Oxi hoá anđehit
– Oxi hoá cắt mạch cacbon. – Sản xuất CH3COOH + Lên men giấm. + Từ CH3OH. |
Tải xuống – Giáo án PTNL Hóa 12
Link tải: download
Giáo án PTNL Hóa 12, Giáo án PTNL Hóa 12, Giáo án PTNL Hóa 12, Giáo án PTNL Hóa 12, Giáo án PTNL Hóa 12, Giáo án PTNL Hóa 12, Giáo án PTNL Hóa 12, Giáo án PTNL Hóa 12, Giáo án PTNL Hóa 12, Giáo án PTNL Hóa 12.
Xem thêm tài liệu tham khảo:
Tuyển tập đề thi chuyên Hóa vào lớp 10
Chuyên đề nhận biết và phân biệt các chất