Chuyên đề nhận biết và phân biệt các chất bồi dưỡng hsg hóa học lớp 89 giành cho giáo viên và học sinh ôn luyện chuẩn bị cho kì thi hsg các cấp. Kính mời quý đọc giả cùng tham khảo và ủng hộ cùng trang hoahocthcs.com nhé.!
Chuyên đề nhận biết và phân biệt các chất
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI HÓA HỌC 9
Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi môn hóa 8
-
PHƯƠNG PHÁP CHUNG LÀM BÀI TẬP NHẬN BIẾT
Học sinh cần hiểu rõ về tính chất vật lý, tính chất hóa học của các chất, các loại hợp chất.
Nguyên tắc: Dùng hóa chất thông qua phản ứng có hiện tượng xuất hiện để nhận biết các hóa chất đựng trong các bình mất nhãn.
Phản ứng nhận biết: Phản ứng hóa học được chọn để nhận biết là phản ứng đặc trưng đơn giản, nhanh nhạy, có hiện tượng rõ ràng (kết tủa, hòa tan, sủi bọt khí, mùi, thay đổi màu sắc).
Cách trình bày bài tập nhận biết:
Bước 1: Trích mẫu thử (Đánh số thứ tự tương ứng)
Bước 2: Chọn thuốc thử để nhận biết (Tùy theo yêu cầu của đề bài: thuốc thử không giới hạn, có giới hạn hay không dùng thuốc thử nào khác)
Bước 3: Cho thuốc thử vào mẫu thử, trình bày hiện tượng quan sát được (mô tả hiện tượng xảy ra) rút ra kết luận đã nhận biết được chất nào.
Bước 4: Viết phương trình phản ứng xảy ra khi nhận biết để minh họa.
-
MỘT SỐ THUỐC THỬ DÙNG ĐỂ NHẬN BIẾT CÁC HỢP CHẤT VÔ CƠ THÔNG DỤNG.
-
CÁC DẠNG BÀI TOÁN THƯỜNG GẶP
- Dạng toán không giới hạn thuốc thử:
- Nhận biết chất rắn:
Khi nhận biết các chất rắn cần lưu ý một số vấn đề sau:
– Nếu đề yêu cầu nhận biết các chất ở thể rắn, hãy thử nhận biết theo thứ tự:
Bước 1: Thử tính tan trong nước.
Bước 2: Thử bằng dung dịch axit (HCl, H2SO4, HNO3…)
Bước 3: Thử bằng dung dịch kiềm.
– Có thể dùng thêm lửa hoặc nhiệt độ, nếu cần.
Bài 1: Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết các chất rắn riêng biệt sau:
- a) BaO, MgO, CuO.
- b) CuO, Al, MgO, Ag,
- c) CaO, Na2O, MgO và P2O5
- d) Na2O, CaO, Ag2O, Al2O3, Fe2O3, MnO2, CuO.
- e) P2O5, Na2CO3, NaCl, MgCO3
- f) NaOH, KNO3, CaCO3, MgO, P2O5, BaSO4
Hướng dẫn giải
Trích các mẫu thử cho vào các ống nghiệm riêng biệt để nhận biết.
-Hoà tan 3 ôxit kim loại bằng nước, nhận biết được BaO tan tạo ra dung dịch trong suốt:
PTPƯ: BaO + H2O → Ba(OH)2
– Hai oxit còn lại cho tác dụng với dung dịch HCl, nhận ra MgO tạo ra dung dịch không màu, CuO tan tạo dung dịch màu xanh.
PTPƯ: MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
b.
– Dùng dung dịch NaOH, nhận được Al vì có khí bay ra:
PTPƯ: 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2
– Dùng dung dịch HCl, nhận được:
+ MgO tan tạo dung dịch không màu: MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O
+ CuO tan tạo dung dịch màu xanh: CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
+ Còn lại là Ag không phản ứng
c.
– Hòa tan 4 mẫu thử vào nước, nhận biết được MgO không tan; CaO tan tạo dung dịch đục; hai mẫu thử còn lại tan tạo dung dịch trong suốt.
– Thử giấy quì tím với hai dung dịch vừa tạo thành, nếu giấy quì tím chuyển sang đỏ là dung dịch axit thì chất ban đầu là P2O5; nếu quì tím chuyển sang xanh là bazơ thì chất ban đầu là Na2O.
PTPƯ: Na2O + H2O → 2NaOH
CaO + H2O → Ca(OH)2
P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
d.
– Hòa tan các mẫu thử vào nước, nhận biết Na2O tan tạo dung dịch trong suốt; CaO tan tạo dung dịch đục.
PTPƯ: Na2O + H2O → 2NaOH
CaO + H2O → Ca(OH)2 ít tan
– Dùng dung dịch HCl đặc để nhận biết các mẫu thử còn lại
PTPƯ: Ag2O + 2HCl → 2AgCl↓ trắng + H2O
Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O (dung dịch không màu)
Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + H2O(dd màu vàng nhạt)
CuO + 2HCl → CuCl2 + 2H2O (dung dịch màu xanh)
MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2↑ vàng nhạt + 2H2O
e.
– Hòa tan các mẫu thử vào nước, nhận biết được MgCO3 vì không tan, 3 mẫu thử còn lại tan tạo dung dịch trong suốt.
PTPƯ: P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
– Dùng giấy quì tím thử các dung dịch vừa tạo thành, nhận biết được dung dịch Na2CO3 làm quì tím hoá xanh, dung dịch làm quì tím hoá đỏ là H3PO4 vậy chất ban đầu là P2O5, dung dịch không đổi màu quì tím là NaCl.
Tải xuống : Chuyên đề nhận biết và phân biệt các chất
Link tải xuống Chuyên đề nhận biết và phân biệt các chất
Tài liệu tham khảo thêm:
Tuyển tập đề thi chuyên Hóa vào lớp 10
TUYỂN TẬP ĐỀ THI HSG CẤP HUYỆN MÔN HÓA HỌC 9
Các chủ đề bồi dưỡng hsg hóa hữu cơ 9