1. Nguyên tố hóa học là gì?
a. Định nghĩa: Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân. Ví dụ: Những nguyên tử có cùng 8 proton thì được xếp vào nguyên tố Oxi.
- Số proton là đặc trưng của một nguyên tố hóa học (Mỗi một nguyên tố hóa học đều có số proton khác nhau).
- Các nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố có tính chất giống nhau. Ví dụ: 2 nguyên tử Oxi đều có tính chất giống nhau.
b. Kí hiệu hóa học: Dùng để biểu diễn nguyên tố hóa học.
- Kí hiệu hóa học được biểu diễn bằng một hoặc hai chữ cái, chữ đầu được viết in hoa.
Ví dụ: kí hiệu nguyên tố Sắt là Fe, Nitơ là N, Magie là Mg, Bari là Ba, ….
* Quy ước: mỗi kí hiệu của nguyên tố chỉ một nguyên tử nguyên tố đó.
Ví dụ: Viết kí hiệu của một nguyên tử của nguyên tố Cacbon: C
Viết kí hiệu của hai nguyên tử của nguyên tố Cacbon: 2C
2. Nguyên tử khối
- Nguyên tử có khối lượng vô cùng bé, nếu tính bằng Kilogam thì số trị quá nhỏ
- Khối lượng nguyên tử C = 1,9926.10-27 Kg.
* Quy ước: Lấy 1/12 khối lượng nguyên tử C làm đơn vị khối lượng nguyên tử, được gọi là đơn vị cacbon (đvC), kí hiệu là u.
– Từ đó người ta dựa theo đơn vị này để tính khối lượng nguyên tử, nguyên tử khối là khối lượng của một nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon
– Mỗi một nguyên tố đều có nguyên tử khối riêng biệt ⇒ có thể xác định nguyên tố thông qua nguyên tử khối.
3. Có bao nhiêu nguyên tố hóa học?
Đến 12/2016, đã có hơn 118 nguyên tố hóa học, trong đó 98 nguyên tố đầu tồn tại trong tự nhiên.
Oxi là nguyên tố phổ biến nhất, chiếm khoảng 46% khối lượng vỏ Trái Đất, Silic là nguyên tố phổ biến thứ 2, tiếp đến là Nhôm, Sắt, Canxi, …