Điều chế Lưu huỳnh đioxit trong phòng thí nghiệm sẽ giúp cho các em biết hiểu biết các kiến thức cơ bản nhất về cách để điều chế khí Lưu huỳnh đioxit : nguyên liệu, phương pháp, phương trình phản ứng và một số lưu ý khi điều chế.
Điều chế Lưu huỳnh đioxit trong phòng thí nghiệm
1. Hóa chất và dụng cụ
a. Hóa chất: H2SO4, Na2SO3, NaOH, bông, …
b. Dụng cụ: Phếu có khóa, đèn cồn, giá đỡ, lưới amiang, bình tam giác, bình cầu, ống dẫn khí, …
2. Phương pháp thu khí
Sử dụng phương pháp đẩy không khí
3. Điều kiện phản ứng
Đun nóng hỗn hợp
4. Cách thực hiện thí nghiệm
- Lắp dụng cụ thí nghiệm như hình vẽ trên.
5. Phương trình hóa học
H2SO4 + Na2SO3 → Na2SO4 + SO2 + H2O (điều kiện: đun nóng)
* Lưu ý khi điều chế SO2
- Để bình thu khí dựng đứng, vì SO2 nặng hơn không khí.
- Cần dùng lưới ami-ăng khi đung nóng, vì lưới ami-ăng có tác dụng chống không cho ngọn lửa tập trung tại một chỗ làm vỡ bình khi đung nóng dung dịch.
- Dùng bông tẩm NaoH để ngăn cản không làm thoát khí SO2 ra ngoài
- Ngoài cách điều chế trên bạn có thể cho Cu + H2SO4 đặc
Các bài viết khác:
Giải thích hiện tượng hóa học qua các bài học
Nguyên tắc và phương pháp điều chế kim loại
Đề thi vào lớp 10 môn hóa – Đề số 01
Liên hệ: Facebook: Sinhh Quách
Fanpage: PageHoahocthcs
♥Cảm ơn bạn đã xem: Điều chế Lưu huỳnh đioxit trong phòng thí nghiệm