Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm là bao gồm các phương pháp, hợp chất, … hy vọng sẽ giúp các bạn học sinh hiểu hơn về cách điều chế oxi trong phòng thí nghiệm. Mời các bạn cùng tham khảo. Điều chế oxi trong PTN
Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm
Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm
– Nguyên liệu:
Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế khí oxi bằng cách đun nóng những hợp chất giàu oxi như: KClO3 , KMnO4 ,…. và dễ phân hủy ở nhiệt độ cao.
– Phương pháp thu khí oxi: Đẩy nước và đẩy không khí.
– Phương trình hóa học:
2KMnO4 (t°) → K2MnO4 + MnO2 + O2
2KClO3 (t°) → 2KCl + 3O2
*Lưu ý khi điều chế Oxi trong PTN:
- Nếu điều chế oxi bằng nhiệt phân chất rắn thì lắp ống nghiệm sao cho miệng ống nghiệm hơi chúc xuống để đề phòng hỗn hợp có chất rắn ẩm, khi đun hơi nước không chảy ngược lại làm vỡ ống nghiệm.
- Khi ngừng thu khí, phải tháo rời ống dẫn khí rồi mới tắt đèn cồn tránh hiện tượng nước tràn vào ống nghiệm khi ngừng đun.
- Từ: KMnO4 điều chế oxi tuy ít hơn từ KClO3 nhưng dễ mua không cần dùng chất xúc tác và ít gây nguy hiểm.
- Khi thu khí O2, đề kiểm tra O2 đã đầy bình chưa ta đưa tàn đóm đỏ vào miệng bình thấy bùng cháy chứng tỏ O2 đã đầy bình.
- KClO3 là chất dễ gây nổ nên không nghiền nhiều một lúc và không nghiền lẫn với bất kì chất nào khác. Lọ đựng KClO3 không để hở nút cạnh: P, C, S nút lọ đựng KClO3 không độn giấy vào.
Điều chế khí Oxi trong PTN
Các bài viết khác:
Điều chế chất khí trong phòng thí nghiệm và một số lưu ý
Chuyên đề liên kết hóa học lớp 10
Tham khảo | Đề thi tốt nghiệp THPT 2021 môn Hóa học
Điều chế oxi trong PTN
Liên hệ: Facebook: Sinhh Quách
Fanpage: TrangHoahocthcs
♥Cảm ơn bạn đã xem: Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm