Giải bài 14 Đất trên Trái Đất – Môn Địa Lí 10 Sách Kết nối tri thức và cuộc sống, hướng dẫn trả lời các câu hỏi trong bài học của bộ môn Môn Lịch Sử và Địa Lí. Mời các thầy cô giáo và các bạn học sinh cùng tham khảo.
Giải bài 14 Đất trên Trái Đất
Mở đầu
Đất được hình thành như thế nào? Những nhân tố nào tham gia vào quá trình hình thành đất?
Hướng dẫn giải:
Đât được tạo thành do quá trình phong hóa các loại đá, gồm các thành phần chính: chất khoáng, chất hữu cơ, nước và không khí
Hình thành kiến thức mới
Câu 1. Dựa vào hình 14.1 và thông tin trong mục 1, hãy:
– Trình bày khái niệm về đất.
– Nêu sự khác nhau giữa lớp vỏ phong hoá và đất.
Hướng dẫn giải:
* Khái niệm về đất. Đất là lớp vật chất mỏng bao phủ bề mặt các lục địa và đảo, được tạo thành do quá trình phong hoá các loại đá. Đât được câu tạo bởi các thành phân chính bao gồm chât khoáng, chất hữu cơ, không khí và nước. Đặc trưng cơ bản của đất là độ phì
* Nêu sự khác nhau giữa lớp vỏ phong hoá và đất:
– Vỏ phong hoá là sản phẩm phong hoá của đá gốc, phần trên cùng của vỏ Trái Đất, chịu ảnh hưởng của nhiều yêu tô bên ngoài, có cấu trúc phân tầng theo chiều thăng đứng.
– Đất là lớp vật chất mỏng bao phủ bề mặt các lục địa và đảo, được tạo thành do quá trình phong hoá các loại đá
Câu 2. Dựa vào thông tin và hình 14.2 trong mục 2, hãy trình bày các nhân tố hình thành đất.
Hướng dẫn giải:
Các nhân tố hình thành đất:
1. Đá mẹ
– Khái niệm: Là các sản phẩm được phá hủy từ đá gốc (nham thạch).
– Vai trò: Cung cấp chất vô cơ cho đất, quyết định thành phần cơ giới, khoáng vật, ảnh hưởng trực tiếp tính chất lí, hóa của đất.
2. Khí hậu
– Ảnh hưởng trực tiếp:
- Ảnh hưởng đến sự hình thành đất thông qua nhiệt – ẩm.
- Nhiệt, ẩm ảnh hưởng đến sự hòa tan, rửa trôi, tích tụ vật chất.
– Ảnh hưởng gián tiếp qua tác động: khí hậu → sinh vật → đất.
3. Sinh vật
– Thực vât: Cung cấp vật chất hữu cơ, rễ phá hủy đá.
– Vi sinh vật: Phân giải xác súc vật tạo mùn.
– Động vật: sống trong đất là biến đổi tính chất đất (giun, kiến mối).
4. Địa hình
– Địa hình dốc: đất bị xói mòn, tầng phong hóa mỏng.
– Địa hình bằng phẳng: bồi tụ là chủ yếu, tầng phong hóa dày.
– Địa hình: Ảnh hưởng đến khí hậu vành đai đất khác nhau theo độ cao.
5. Thời gian
– Khái niệm: Tuổi đất chính là thời gian hình thành đất.
– Vai trò: Tuổi của đất là nhân tố biểu thị thời gian tác động của các yếu tố hình thành đất dài hay ngắn, còn thể hiện cường độ của các quá trình tác động đó.
– Các vùng tuổi đất:
- Vùng nhiệt đới, cận nhiệt: đất nhiều tuổi.
- Vùng ôn đới, cực: đất ít tuổi.
6. Con người
– Hoạt động tích cực: nâng độ phì cho đất, chống xói mòn.
– Hoạt động tiêu cực: đốt rừng làm nương rẫy, xói mòn đất.