Hãy giải thích vì sao người ta có thể điều khiển nhiệt độ, độ ẩm, độ pH, áp suất thẩm thấu để bảo quản thực phẩm
Trả lời câu hỏi:
LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
1. Trong môi trường nuôi cấy không liên tục, số lượng tế bào vi khuẩn tăng nhanh nhất pha nào?
A. Pha luỹ thừa. B. Pha cân bằng. C. Pha suy vong. D. Pha tiềm phát.
2. Hãy giải thích vì sao người ta có thể điều khiển nhiệt độ, độ ẩm, độ pH, áp suất thẩm thấu để bảo quản thực phẩm.
3. Vi sinh vật và hoạt động phân giải chất hữu cơ của chúng là nguyên nhân chủ yếu gây hỏng thực phẩm. Dựa vào những kiến thức đã học, em hãy đề xuất một số biện pháp bỏa quản thực phẩm.
4. Hãy giải thích vì sao các bệnh do vi sinh vật gây ra (bệnh tả, nấm,…) dễ xuất hiện và phát triển thành dịch ở vùng nhiệt đới hơn so với vùng ôn đới. Vì sao thực phẩm và đồ dùng ở vùng nhiệt đới rất nhanh bị hỏng nếu không được bảo quản đúng cách?
5. Bạn A bị cảm lạnh, đau họng, ho, sổ mũi, nhức đầu. Để đỡ mất thời gian đi khám, bạn đã ra hiệu thuốc mua thuốc kháng sinh về nhà tự điều trị. Theo em, việc làm của bạn là nên hay không nên? Vì sao?
Trả lời:
1. Trong môi trường nuôi cấy không liên tục, số lượng tế bào vi khuẩn tăng nhanh nhất pha luỹ thừa.
2. Người ta có thể điều khiển nhiệt độ, độ ẩm, độ pH, áp suất thẩm thấu để bảo quản thực phẩm vì trong thực phẩm có chứa rất nhiều vi sinh vật. Mà quá trình sinh trưởng của quần thể sinh vật có thể bị ảnh hưởng bới các yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm, độ pH, áp suất thẩm thấu,…
+ Nhiệt độ: ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hoá học, sinh hoá học trong tế bào. Nếu nhiệt độ cao vi sinh vật sẽ chết, còn nếu nhiệt độ thấp sẽ kìm hãm sự sinh trưởng của vi sinh vật.
+ Độ ẩm: Mỗi loại sinh vật sinh trưởng trong một giới hạn độ ẩm nhất định.
+ Độ pH: Ảnh hưởng đến tính thấm qua màng, hoạt động chuyển hóa vật chất trong tế bào, hoạt tính enzim, sự hình thành ATP…
+ Áp suất thẩm thấu: Sự chênh lệch nồng độ của một chất giữa 2 bên màng sinh chất gây nên một áp suất thẩm thấu. Áp suất thẩm thấu cao sẽ gây co nguyên sinh ở các tế bào vi sinh vật khiến chúng không phân chia được. Áp suất thẩm thấu thấp làm các tế bào vi sinh vật bị trương nước và có thể vỡ ra.
3. Một số biện pháp bảo quản thực phẩm:
- Phương pháp đông lạnh
- Hút chân không
- Đóng hộp, chai, lọ
- Sấy khô
- Hun khói
4. – Các bệnh do vi sinh vật gây ra (bệnh tả, nấm,…) dễ xuất hiện và phát triển thành dịch ở vùng nhiệt đới hơn so với vùng ôn đới do đặc trưng khí hậu ở vùng nhiệt đới là khô – nóng hoặc nóng – ẩm, đây là điều kiện nhiệt độ thích hợp để vi khuẩn phát triển. Thời tiết như vậy thường gây ra những rối loạn quá mức về điều hòa nhiệt, dẫn tới tình trạng ngất, co rút, say nóng, suy kiệt do mất nhiều nước trong cơ thể, các vi khuẩn dễ phát triển dịch bệnh. Ở vùng nhiệt đới thì sự thay đổi thời tiết khí hậu rõ ràng và khắc nghiệt hơn so với các nước ôn đới nên dễ làm xuất hiện các loại bệnh xuất hiện theo mùa, do cơ thể bị giảm sức đề kháng hoặc do khí hậu tạo thuận lợi cho các bệnh nhiễm trùng lây lan.
– Thực phẩm và đồ dùng ở vùng nhiệt đới rất nhanh bị hỏng nếu không được bảo quản đúng các vì hầu hết các phản ứng sinh hóa hoạt động trao đổi chất của vi sinh vật đều bị ảnh hưởng bởi yếu tố nhiệt độ.
+ Các vùng nhiệt đới có nhiệt độ trung bình trong khoảng 18-20oC, đây là nhiệt độ thích hợp làm tăng cường hoạt tính của enzyme và hoạt động của vi sinh vật.
+ Nhiệt độ cao sẽ làm tăng cường độ của các biến đổi về hóa học, hóa sinh và sinh học, tăng cường sự trao đổi chất của tế bào, sự sinh trưởng của vi sinh vật sẽ tăng dần.
+ Độ ẩm không khí cũng là một yếu tố quan trọng giúp vi sinh vật tồn tại và sinh trưởng, vì vậy các thức ăn chứa nhiều nước sẽ dễ bị nhiễm khuẩn. Nhiệt độ nóng ẩm, nóng khô sẽ làm tăng độ hư hỏng do nhóm vi sinh vật ưa ẩm gây ra.
5. Việc làm của bạn A là không nên bởi kháng sinh chỉ giúp tiêu diệt vi khuẩn chứ không có hiệu quả trong điều trị các bệnh do virus gây ra, trong đó có cảm cúm và không nên sử dụng trừ khi bị nhiễm khuẩn.
– Khi cảm lạnh không kèm nhiễm khuẩn, uống kháng sinh không những không có tác dụng điều trị mà còn gây ra các tác dụng phụ.
– Các tác dụng phụ thông thường như chóng mặt, buồn nôn hoặc nôn, nhiễm trùng nấm men hoặc có thể bị tiêu chảy. Các tác dụng phụ gây ra các vấn đề nghiêm trọng nhưng hiếm gặp có thể là phản ứng dị ứng, khó thở, tổn thương đại tràng,…
– Sử dụng thuốc kháng sinh không cần thiết, theo thời gian, thuốc sẽ trở nên kém hiệu quả hơn ở những lần điều trị tiếp theo. Do vi khuẩn tiếp xúc nhiều với kháng sinh có thể biến đổi để tiếp tục sống sót và có khả năng kháng lại thuốc kháng sinh.