Đặc điểm cấu trúc nào của tế bào vi khuẩn được ứng dụng trong kĩ thuật di truyền để biến nạp gene mong muốn từ tế bào này sang tế bào khác?
Trả lời câu hỏi:
LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
1. Hoàn thành bảng cấu trúc và chức năng các thành phần của tế bào nhân sơ theo mẫu sau:
Thành phần | Cấu trúc | Chức năng |
Thành tế bào | ? | ? |
… | ? | ? |
2. Đặc điểm cấu trúc nào của tế bào vi khuẩn được ứng dụng trong kĩ thuật di truyền để biến nạp gene mong muốn từ tế bào này sang tế bào khác?
3. Dựa vào thành phần nào người ta có thể phân biệt được 2 nhóm vi khuẩn Gr-, Gr+? Điều này có ý nghĩa gì đối với y học?
Trả lời:
1. Hoàn thành bảng:
Thành phần | Cấu trúc | Chức năng |
Lông | – Dạng sợi dài, nhô ra khỏi màng và thành tế bào | – Là bộ phận giúp các tế bào vi khuẩn bám dính, tiếp hợp với nhau hoặc bám vào bề mặt tế bào của sinh vật khác. |
Roi | – Cấu tạo từ bó sợi protein | – Là cơ quan vận động của tế bào. |
Màng ngoài | – Cấu tạo chủ yếu từ lipopolysaccharide | – Bảo vệ vi khuẩn khỏi sự tấn công của các tế bào bạch cầu. |
Thành tế bào | – Cấu tạo bởi peptidoglycan | – Giữ ổn định hình dạng và bảo vệ tế bào |
Màng tế bào | – Cấu tạo bởi lớp kép phospholipid và protein | – Trao đổi chất có chọn lọc
– Là nơi diễn ra các quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng của tế bào |
Tế bào chất | – Thành phần chính của tế bào chất là bào tương.
+ Thành phần của bào tương chủ yếu là nước, các hợp chất hữu cơ và vô cơ khác nhau. + Có các hạt dự trữ và nhiều ribosome. |
– Là nơi diễn ra các phản ứng hoá sinh, đảm bảo duy trì các hoạt động sống của tế bào. |
Vùng nhân | – Không có màng bao bọc và hầu hết chỉ chứa một phân tử DNA dạng vòng, mạch kép. | – Chứa phân tử DNA mang thông tin di truyền điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào vi khuẩn. |
2. Đặc điểm cấu trúc của tế bào vi khuẩn được ứng dụng trong kĩ thuật di truyền để biến nạp gene mong muốn từ tế bào này sang tế bào khác là có các pplasmid là các DNA nhỏ, dạng vòng, mạch kép. Trên cách plasmid thường chứa nhiều gene kháng thuốc kháng sinh, các plasmid này có thể được truyền từ tế bào vi khuẩn này sang tế bào vi khuâtn khác bằng con đường tiếp hợp.
3. Dựa vào cấu tạo của thành tế bào người ta có thể phân biệt được 2 nhóm vi khuẩn Gr-, Gr+
– Gr+: có thành dày, bắt màu tím khi nhuộm gram.
– Gr-: có thành mỏng, bắt màu đỏ khi nhuộm gram.
Nhuộm gram là phương pháp xác định loại vi khuẩn nhanh hơn nuôi cấy, có ý nghĩa giúp phân biệt sớm các bệnh do nhiễm khuẩn để xác định hướng điều trị cũng như tiên lượng bệnh.