Hình 4 cho em biết điều gì về sản xuất nông nghiệp của người Ai Cập có đại?
Trả lời câu hỏi:
1. Tặng phẩm của những dòng sông
1/ Dựa vào hai đoạn tư liệu (tr30), hày chỉ ra những điểm nổi bật về điều kiện tự nhiên ở Ai Cập, Lưỡng Hà cổ đại.
2/ Hình 4 cho em biết điều gì về sản xuất nông nghiệp của người Ai Cập có đại?
3/ Cư dân Ai Cập và Lưỡng Hà đã khai thác thế mạnh của điều kiện tự nhiên để phát triển những ngành kinh tế nào?
Trả lời:
1/ Điều kiện tự nhiên ở Ai Cập, Lưỡng Hà cổ đại:
- Ai Cập nằm ở vùng Đông Bắc của châu Phi, nơi có dòng sông Nin chảy qua. Lưỡng Hà là tên gọi vùng đất giữa hai con sông O-phrát và Tigro ở khu vực Tây Nam Á.
- (Giữa khu vực Tây Á có 2 con sông lớn – Sông Tigrơ và sông Ơphơrát – bắt nguồn từ miền rừng núi Ácmêni chảy xuôi bên nhau, rồi cùng đổ ra vịnh Pécxích (Vịnh Ba Tư). Vùng bình nguyên nằm giữa 2 sông đó – ở hạ và trung lưu – thường được gọi là Mêdôpôtami (Mésopotamie) “miền đất giữa hai con sông” (hay Lưỡng Hà). Phía bắc và phía đông bình nguyên Mêdôpôtami có dãy núi biên giới Ácmênia và cao nguyên Iran cằn cỗi, phía tây giáp thảo nguyên Xiri và sa mạc Arabi, phía nam là vịnh Pécxích. Vùng này có khí hậu lục địa, ngày rất nóng, đêm rất lạnh, ít mưa)
- Giống như Sông Nin ở Ai Cập, hai sông Tigrơ và Ơphơrát có vai trò rất quan trọng đối với sự hình thành và phát triển của các quốc gia ở khu vực Lưỡng Hà. Hàng năm, vào mùa xuân, băng tuyết ở vùng núi rừng Ácmêni tan ra, lũ đổ về xuôi, làm mực nước hai con sông ấy dâng cao, gây nên những trận lũ lụt khủng khiếp ở lưu vực Lưỡng Hà. Nước rút đi, còn lại lớp phù sa màu mỡ, dày đặc thích hợp cho việc gieo trồng lúa mạch lúa mì. Tigrơ và Ơphơrát còn tạo ra những con đường thương mại cầu nối giữa vùng Hắc Hải – vịnh Ba Tư và giữa Địa Trung Hải với phương Đông, tạo nên hành lang giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các quốc gia Đông – Tây.
- Khí hậu Lưỡng Hà nóng và khô. Lượng mưa hàng năm không đáng kể; do vậy nông nghiệp chủ yếu được tiến hành trên những vùng đất đã được nước sông tưới tiêu tự nhiên hay bằng sức lao động của con người. Từ xa xưa, cư dân Lưỡng Hà đã chăm lo tới công tác thủy lợi, đào kênh máng để tưới tiêu cho đồng ruộng. Lưỡng Hà hầu như không có kim loại và mỏ đá quý, đó chính là khó khăn và thua thiệt đáng kể của Lưỡng Hà so với các nước khác. Bù lại, Lưỡng Hà lại có khá nhiều đất sét tốt, nguồn nguyên liệu chủ yếu để phát triển nghề gốm, gạch, sứ của Lưỡng Hà sau này.
- Thiên nhiên đã ưu đãi Lưỡng Hà, cây chà là rất quý hiếm, quả để ăn, vỏ để đan lát và hạt có thể dùng để đốt thay than
2/ Hình 4 cho em biết điều gì về sản xuất nông nghiệp của người Ai Cập
- Trên những cánh đồng rộng lớn do phù sa các sông bồi đắp, người Ai Cập và Lưỡng Hà đã biết làm nông nghiệp. Họ đã phát minh ra cái cày, biết sử dụng sức kéo của động vật để cây ruộng.
- Họ trồng trọt lương thực, hoa quả thay vì hái lượm trong tự nhiên.
3/ Cư dân Ai Cập và Lưỡng Hà đã khai thác thế mạnh của điều kiện tự nhiên để phát triển những ngành kinh tế:
- Ngành nông nghiệp: Họ trồng trọt trên những cánh đồng lớn do phù sa các sông bồi đắp. Từ đó họ phát minh ra cái cày, biết ửu dụng sức kéo của động vật để cày ruộng
- Hệ thống tưới tiêu: để trị thuỷ các dòng sông và dẫn nước vào ruộng, cư dân Ai Cập, Lưỡng Hà đã biết đắp đê, đào hồ và làm hệ thống kênh mương tưới tiêu,
- Ngành thương mại qua các con sông: Các dòng sông cũng được khai thác trở thành những tuyến đường giao thương chính, nói liên giữa các vùng, thúc đẩy thương mại ở Ai Cập và Lưỡng Hà phát triển.
Tìm kiếm google: Giải sách giáo khoa Lịch Sử và Địa Lí 6 Kết nối tri thức | Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí 6 Kết nối tri thức | Giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí 6 Kết nối tri thức; Bài 8 Ấn Độ cổ đại – Kết nối tri thức; Hình 4 cho em biết điều gì về sản xuất nông nghiệp của người Ai Cập có đại?
Các bài giải cùng bộ sách:
Bài 8 Ấn Độ cổ đại – Kết nối tri thức
Bài 9 Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII – Kết nối tri thức
Bài 10 Hy Lạp và La Mã cổ đại – Kết nối tri thức
Liên hệ: Facebook: Sinhh Quách
Fanpage: PageHoahocthcs
♥Cảm ơn bạn đã xem: Hình 4 cho em biết điều gì về sản xuất nông nghiệp của người Ai Cập có đại?